SÓC TRĂNG
Cựu học sinh Hòang Diệu và hội đồng hương Sóc Trăng
10
Cựu học sinh Hòang Diệu chúng ta có 5 không gian ( Sóc Trăng, Sài Gòn, Úc châu, Mỹ Châu và Âu Châu ), và 2 phong cách: cởi mở và trong quy luật.
Điểm chung
1- Tìm gặp lại nhau, trao đổi, tâm sự và có thể đi chơi chung .
2- Một số cái chung : cao huyết áp, cholesterol, đau nhức bắp thịt, đau nhức cột sống, béo phì, khó ngủ, đái đường .v..v..
Hình 34- Cựu học sinh Hòang Diệu Úc châu
Những cái riêng
Những cái riêng thì có nhiều, có bạn xem họat động xã hội và đòan thể là hay và muốn các bạn khác cùng làm theo.
Có bạn chỉ muốn chúng ta thỉnh thỏang gặp nhau ăn 1 bữa ăn, hay cùng nhau nhảy múa “lâm thôn” là vui vẻ yêu đời.
Có những bạn có ý nghĩ cùng nhau đi du lịch ở Âu Châu chẳng hạn, nhưng tốn kém quá. Nên nghĩ tới nghĩ lui rồi lại quên.
Hình 35- Cựu học sinh Hòang Diệu California
Hiện nay, nhóm Đại học khoa học, trường Gia Long thành công nhất về mặt đi du lịch, cứ vài năm họ tổ chức cho độ chừng 300 người đi du lịch khắp nơi trên thế giới.
Đây cũng là 1 ý kiến hay, các Bạn suy nghĩ nhé.
Hình 36 - Cựu học sinh Hòang Diệu Âu châu August 2012
* *
Ánh trăng rầm Sóc Trăng
Năm xưa dưới ánh trăng rầm, anh đèo em cộc kệch trên chiếc xe đạp từ hồ nước ngọt về chợ thị xã.
Đêm nay cũng dưới ánh trăng rầm, anh một mình trên đường về Paris, trời đất sao mông mênh quá mà lòng anh trĩu nặng kỉ niệm xưa.
Sóc Trăng mộc mạc và hiền hòa.
Nắng chiều vàng vàng, ánh trăng rầm Sóc Trăng, hai chủ đề bất tận của anh.
Hai chủ đề lúc nào cũng làm anh như khờ như dại mỗi khi anh nhìn thấy ánh nắng chiều vàng nhè nhẹ và ánh trăng rầm.
Sóc Trăng thân thương kỉ niệm và nhớ quá, ai ơi.
Kỉ niệm không phải của anh hay của em, mà là của Sóc Trăng, vì nó luôn ở đó .
Kỉ niệm, anh với tay không chạm thấy, nhưng nó luôn hiện hữu, kỉ niệm không có ngày tháng, nhưng nó mãi mãi trong anh.
Chúc cuối tuần vui.
H.
Những mái tóc bạc trắng
1
Sau biến cố 1975, một làn sóng ào ạt của người Việt rời khỏi đất nước và nước Pháp đưa tay đón nhận một số những người Việt rời xa tổ quốc này.
Hình 1- Những mái tóc bạc trắng
Ở một góc phố Paris, con đường Avenue d' Ivry quận 13, chiều dài độ ba trăm mét có nhiều chiếc ghế công cộng bằng gỗ. Và nơi đó là hình ảnh của những cụ già Việt tóc bạc trắng ngồi ở đó trò chuyện, hoặc nhìn người đi qua lại hay một hi vọng mờ ảo gặp những người đồng hương.
Trên ba mươi năm trôi qua, những mái tóc bạc trắng không còn được thấy nữa.
Lòng tôi se lại, một thế hệ đã tan biến. Bây giờ chỉ còn là kỉ niệm.
Cảm xúc đó, chia sẻ cùng ai.
Một thế hệ trẻ mới, không cùng ngôn ngữ.
Hình 2- Con đường Avenue d'Ivry, quận 13 Paris và những chiếc ghế công cộng bằng gỗ (1984)
Nhìn lại, thì tóc mình cũng đã bạc trắng rồi.
Mời bạn đến Paris, không phải để giới thiệu về chiến công hiển hách của Napoléon.
Thực sự muốn khoe với Bạn rằng ở đây chúng tôi cũng có Little Sài gòn, cũng có những mái tóc bạc trắng của những cụ già Việt ngồi ở đó, trò chuyện, bạn sẽ được nghe nói tiếng Việt, nhưng than ôi, những mái tóc bạc trắng sẽ không còn nữa.
Nghe đâu đây, có giọt nước mắt bay trong gió.
Khóc cho 1 thế hệ tan tác
2
(nhân dịp năm mới để tưởng nhớ những người bạn cũ Hòang Diệu)
* *
Những cánh chim đã nằm xuống
Nhớ tất cả những Bạn Hòang Diệu đã không còn nữa. Đất nước điêu linh, khói lửa và tan tác. Đàn chim vỡ tổ.
Có đứa đã bỏ mình hi sinh vì nước vì non và đã không còn nữa.
Chỉ còn lại trong kí ức chúng ta.
Thái Bình ( 1967), Nguyễn văn Mánh ( 1972 ),
Nguyễn văn Long (1971 ), Trần quang Liêm ( 1973) ..
Những thằng Bạn của tôi ơi !
Bình, Long, Liêm, Mánh
Cho đến giờ phút này tôi vẫn còn nhớ giọng nói các Bạn từng đứa một.
Thế mà đã trên 40 năm.
Bọn mày đã ra đi và yên nghĩ vĩnh viễn, nhưng tôi lại nhớ 40 năm.
Đài Truyền hình Quốc gia Pháp TF1 phỏng vấn 1 người từng tham gia chiến tranh Việt Nam rằng là :
"Chiến tranh Việt Nam đã để lại dấu ấn gì cho Bạn"
Họ có cách trả lời của họ.
Bình, Long, Liêm, Mánh.
Câu trả lời của tôi là : tôi không còn 1 người Bạn nào cả.
Nói đến đây, 1 trạng thái mông lung mờ ảo tỏa khắp tầm nhìn, tôi lấy chiếc khăn tay lau vội đôi mắt.
Năm xưa khi học đệ Thất, đệ Lục, mỗi chiều tôi chạy xe đạp sang nhà các Bạn trò chuyện, chuyện học trò.
Thế rồi chiến cuộc nổi lên, từng đứa tụi bây ra đi, không lời giã biệt...coi tao không ra gì.
Hình 4- Hình ảnh chiến tranh Việt Nam - Trực thăng
Bây giờ, giữa Trời Đất mông mênh, tôi gào thét lên rằng
"tụi bây ơi tao là người duy nhất trên cõi đời, không có Bạn".
Câu chuyện chỉ có thế thôi sao ?
Ừ
* *
Ngoài ra còn nhiều bạn Hòang Diệu khác, vì không được kiểm chứng chính thức, nên không thể nêu tên.
* *
Viết mấy dòng này, để tưởng nhớ những bạn đã cùng học chung với chúng ta dưới mái trường Hòang Diêu và nay đã không còn nữa.
Có bạn đã bỏ mình giữa biển khơi trong cuộc chạy nạn vĩ đại của dân tộc Việt .
Âu thị M. L. ( 1982), Nguyễn thị M. D. ( 1982 )
Hình 5- Những cánh chim lạc đàn
Những cánh chim lạc đàn
Theo danh sách Hòang Diệu Âu Châu, các bạn sẽ nhận ra rằng dân Hoàng Diệu Âu Châu đúng là những cánh chim lạc đàn.
Dù là thừa nhận hay không thừa nhận bởi chính họ.
Dù là muốn quên đi hay không muốn.
Do đặc thù của Âu châu, là 1 trong những cái nôi của nền văn minh, khoa học và công nghiệp hóa, sự bảo thủ truyền thống của người Âu là không thể xóa bỏ trong lòng họ.
Sự thật, chúng tôi chỉ là những cánh chim lạc đàn sống hội nhập trong tâm trạng của 1 kiếp tha hương.
Một ngày kia, chúng tôi sẽ bỏ nắm "tro tàn" nơi đất khách với di chúc là được "hỏa táng" .
Những con chim gãy cánh
Một dịp được đến thăm 1 ngôi chùa giữa lòng thành phố Bruxelles nước Bỉ, tôi bùi ngùi xúc động khi tình cờ đi ngang qua trước 1 bàn thờ nho nhỏ, thấy có gì đó giống như là 1 danh sách với hình của từng người. Hỏi ra mới biết đó là những người Việt đủ mọi lứa tuổi đã ra đi vĩnh viễn trên đất khách quê người.
Và những cánh chim vô thừa nhận
Ở Paris, thỉnh thỏang có tin từ báo chí Pháp hoặc cộng đồng Việt hoặc tin từ 1 Bệnh Viện ở Paris thông báo có 1 người Việt qua đời vô thừa nhận.
Văn Phòng Liên đới xã hội Pantin-Paris do anh Trần Minh R. là Đại Diện, suốt mấy mươi năm qua anh Răn thường có hoạt động giúp đỡ những trường hợp người Việt qua đời vô thừa nhận.
Cám ơn anh.
Sẵn đây xin phép được vinh danh Thầy Ngô T. B. suốt mấy mươi năm đã họat động không mệt mỏi cho lẽ phải.
Nguyễn T. N. đã giúp đỡ cho Bạn của chúng ta đã hi sinh tuổi trẻ của mình.
Cám ơn Thầy.
Cám ơn Nghĩa.
Các Bạn có đồng ý với tôi không ?
H.
Kiếp tha hương
3
Nhà chàng ở đối diện bến xe Sóc Trăng - Sài Gòn.
Những chuyến xe đò đưa chàng rời khỏi xứ sở đồng quê cỏ nội để đi thật xa và để học tập, trau dồi kiến thức hầu sau này có thể giúp ích cho xã hội, cho cộng đồng.
Những chuyến phà xuyên dòng sông Hậu, sông Tiền nước cuồn cuộn chảy làm tăng nỗi nhớ nhà miên man.
Hình 8 - Những con đường quê hương Sóc Trăng
Thế rồi sau nhiều năm học tập và chàng Hai Lúa lập gia đình ở Sài Gòn, sau đó ra nước ngòai, chàng quên đi nguồn cội mộc mạc của mình. Chàng như một người Sài Gòn chính cống.
Ba mươi chín năm sau, chàng nhận được e mail từ những người bạn với vài tên tuổi đã làm gợi lại trí nhớ tệ hại của chàng. Hội đồng hương Sóc Trăng, cựu học sinh Hoàng Diệu nghe khá quen thuộc.
Chàng bồi hồi, xúc động, một cảm giác gì đó nghe xa xa gần gần. Xa vì đã quá lâu không gặp, gần vì nghe rất quen tai. Những cái tên nghe quen quen như Phan T. Â. , Trần V. O. , Quách H. H. , Thái K. H. , Nguyễn T. H. , Lưu K. Y. , Mã D. S. , ....
Hình 9 - Những chuyến phà xuyên dòng sông Hậu, sông Tiền
Trong cách nghĩ của chàng, thực sự chàng đã là một người khác. Tinh thần dân chủ hơn, không còn thích nép mình trong khuôn khổ, trong tập quán, phong tục và truyền thống.
Bước đường học tập và cuộc sống của chàng có nhiều thăng trầm. Ở xứ người, chàng chỉ có mỗi một con đường là học tập, trau dồi nghề nghiệp, làm việc và 1 cuộc sống.
Kiếp tha hương đối với chàng có nhiều gắn bó, nhiều kỷ niệm, nhiều xúc động, thấm thía và có nhiều điều kể lại cho bè bạn.
Mỗi khi nói đến tha hương, kiếp tha hương, chàng không khỏi xúc động.
Vài mẫu chuyện nho nhỏ muốn kể với Bạn, để quên đi thân phận kẻ tha hương.
Hình 10- Hồ nước ngọt quê tôi
* *
Phát biểu của vị Chủ tịch hội đồng nghiên cứu khoa học bệnh lý thận ở Đại học Y khoa Paris-Bichat nói về một chàng trai từ phương xa đến Paris để học tập và nghiên cứu như sau.
Kính thưa Quý Vị ,
Tôi xin giới thiệu ông Nguyễn Văn Lúa, một nhà nghiên cứu khoa học 34 tuổi với khoảng mười công trình nghiên cứu khoa học về hóa ứng dụng, toán thống kê, ứng dụng electrophoresis trong cận lâm sàng.
Thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Cá nhân tôi, tôi trân trọng những gì ông Nguyễn văn Lúa đã làm và đã cống hiến cho khoa học ( vỗ tay ) .
Mạn phép cho tôi được hỏi ông Nguyễn Văn Lúa, tại sao ông lại chọn con đường nghiên cứu khoa học, con đường sẽ không mang đến cho ông sự thịnh vượng hơn, ông có thể chia sẻ với chúng tôi có được chăng?.
Chàng Hai Lúa trả lời: vì tôi rất thích (vỗ tay, có tiếng xì xào: c' est incroyable).
E*Trade U.S.A. hỗ trợ cho tác phẩm « Handbook of technical trading- Scientific way to trade successfully » có cái gì đó vui vui, ngộ ngộ.
Tác phẩm « The last days, a last chance » được thông báo đến 1 vài viện hàn lâm khoa học hoặc được đề nghị hợp tác bởi Nova Science Publishers, American writers, Imagine Science Film Festival New York 2011, 2012.
Đối với kiếp tha hương, như thế này cũng chỉ là để qua ngày tháng, cho nỗi nhớ quê không làm quặn thắt từng cơn và cho lòng yên tĩnh trước cuộc đời đầy áp lực và cuối cùng còn lại cái gì đó cho con cháu.
" đây không phải quê hương của ông Ngoại đâu nghe con....".
Cháu Hai Lúa hỏi : " Chứ quê ông Ngoại ờ đâu hả ông Ngoại ".
Hai Lúa trả lời: " Quê ông Ngoại ở xa lắm con à " (hình như Hai Lúa có 2 giọt nước mắt và lau vội).
Cháu Hai Lúa hỏi : "Ông Ngoại khóc hả Ông Ngoại"
Hai Lúa trả lời : "Không có con à, quê Ông Ngoại ở Sóc Trăng, xứ Việt Nam, xa lắm con à"
Cháu Hai Lúa hỏi : " Việt Nam ở đâu hả Ông Ngoại, Sóc Trăng là gì vậy Ông Ngoại ".
Hai Lúa trả lời : " Sóc Trăng là 1 tỉnh nhỏ ở miền Nam nước Việt nghe con, cách đây độ mười nghìn dậm con à"
Cháu Hai Lúa hỏi :" Ngày xưa Ông Ngoại có đi học không?"
Hai Lúa trả lời : " Có, ông Ngoại học trường Hoàng Diệu ".
Lời nhắn nhủ của trẻ thơ
Kính các Bác, con là cháu Ngoại Ông Hai Lúa
Ông Ngoại con ngày ngày thức đến một hai giờ sáng để viết tác phẩm gì đó con cũng không biết, liên quan đến sự nóng lên của trái đất, nghe nói rất lâm nguy. Con thì không hiểu gì cả. Nhưng Ông Ngoại con nói cái gì đó như là băng bắc cực, nam cực đang tan ra, nước sẽ ngập . Con sợ nước ngập lắm, khí CO2, CH4 gì đó bay ngộp bầu trời, con cũng chẳng hiểu. Nghe nói nguyên nhân là các Bác, ông Ngoại con và tất cả mọi người chạy xe ào ào, chặt cây rừng và bây giờ người đông quá tải.
Hình 13- Hàm lượng CO2 trong khí quyển đã vượt quá ngưỡng an tòan
Con cũng chẳng hiểu gì cả, chỉ biết là rất bất thường, mọi thứ đã trở nên không còn ổn định và tai họa sẽ có thể giáng xuống không biết ngày nào nữa. Con xin các Bác làm được gì tốt cho tai họa tránh xa ra, để tụi con sống được thêm 1 thời gian. Con lạy các Bác.
Con đang lạy các Bác đây.
Phỏng dịch : H.
T.T.T.H.
Không còn 1 giọt nước mắt dành cho em
4
Sau năm 1975, chàng quen nàng trong nhóm sinh hoạt sinh viên. Chàng xem nàng như đứa em gái nhỏ hơn 3 tuổi. Trò chuyện thân mật nhiều năm.
Vài năm sau, chàng lập gia đình và ra nước ngòai định cư.
Ba mươi ba năm sau, mẹ chàng ra nước ngòai thăm con trai. Và nhắc lại chuyện xưa.
Mẹ chàng bảo có lần T.H. đã rưng rưng nước mắt ôm chầm lấy đứa con trai 4 tuổi của chàng.
Chuyện thật bất ngờ.
Thế mà, ba mươi ba năm sau anh mới được biết.
Hình bóng nàng vương vấn đâu đây.
Ray rức, vằn vặt, buồn thương.
Hình 14- Em đã rời khỏi thế giới này lặng lẽ
Một thế hệ tan tác, những cánh chim Hoàng Diệu đã nằm xuống,
những cánh chim lạc đàn, những con chim gãy cánh, những cánh chim vô thừa nhận, quá nhiều đau thương. Anh đã không còn giọt nước mắt nào dành cho em.
Em đã rời khỏi thế giới này lặng lẽ.
Ôi ..
Thân phận nước tôi…
Thân phận dân tôi...
Thân phận của em và của anh...
H.
Một cõi trở về
5
Người Việt Nam ta có một phong tục bất di bất dịch từ ngàn đời là rất coi trọng nơi chôn nhau cắt rún. Qua năm tháng và do cuộc sống hiện đại, quan niệm đó được biến đổi, chuyển đổi chút ít.
Biến cố năm 1975, lọat lọat người bỏ nước ra đi, có khi đã bỏ mạng, rời nơi chôn nhau cắt rún do nhiều nguyên nhân khác nhau. Rồi nhiều đàn chim đi đi về về, nói chung mỗi người một vẽ, mỗi người 1 lý do, có người thề không trở về xứ Việt, không trở về ngay cả quê hương Sóc Trăng.
Nhưng Bạn ơi, thực sự trong lòng họ vẫn hòai cố quốc, dưới dạng nầy hay dạng khác mà thôi.
Một số phần trăm nhất định thành công về vật chất và cuộc sống nói chung ở hải ngọai, chấp nhận quê hương mới là OK 100 % ( 100 % từ vật chất đến tinh thần) .
Một số khác với nhiều phần trăm hơn, thì ngại nói ra, chỉ chấp nhận quê hương mới 50 % / 50 %.
Một số nữa, là ít thành công về vật chất và cuộc sống nói chung. Thì sẽ nói với Bạn là, tôi sẽ về Việt Nam, với rất nhiều ý nghĩa; muốn hiểu sao cũng được.
Ở Âu Châu, người Việt sống và cảm thấy thân phận tha hương có phần mạnh hơn, thấm thía hơn các nơi khác, như Úc châu hay Mỹ Châu. Vì ở đây, chúng tôi được gọi là "ré- intégration", có thể tạm gọi là hội nhập, hòa nhập với đời sống và nước sởtại, với quốc gia sở tại (khi hồ sơ được chấp nhận vào quốc tịch) .
Nói chính xác hơn, Bạn phải tự tìm cách thích nghi vào "quốc gia " sở tại.
Chứ không giống như các Bạn bên Mỹ, Bạn có thể tự nói là "I am american", 1 cách hãnh diện, không ai đến sửa lưng các Bạn.
Còn như ở Pháp, khi tôi nói " Je suis français ", nếu có ông bạn Police đứng cạnh, sẽ tiến đến gần bạn và rĩ vào lỗ tai Bạn "anh nghĩ anh là người Pháp hả ", còn khuya, mày là thằng Chệt (chệt = chinois).
Và trong cuộc sống có phần gian nan hơn, phải tranh đấu nhiều hơn, còn ai khôn ngoan, nhanh tay nhanh chân, cứ mở cái nhà hàng và để là Vietnamese restaurant, hay cuisine vietnamienne là cuộc sống có phần thoải mái hơn, không cần học Kỹ Sưhay Tiến Sĩ làm gì cho mệt.
Hình 15- Bên bờ sông Sóc Trăng
Hình 16- Để làm quen dần với Chúa
Hình 17- Để làm quen dần với cõi Phật A Di Đà
Và Bạn sẽ thường nghe ở đây, người ta dùng chữ kiếp tha
hương, người tha hương, kẻ lưu vong, hay người vô tổ quốc, rất hợp, mà không ngại ngùng gì.
Bây giờ nếu Bạn chịu khó, tìm hiểu số ít thành công về mặt vật chất ở nhiều nơi và đặc biệt là ở Châu Âu hay ngay cả ở Úc Châu và Mỹ Châu, bạn sẽ thấy rằng, họ tựsuy nghĩ và tìm cho mình một chỗ quay về, 1 chốn trở về " back home" với nhiều ý.
Và đã có nhiều người đi chùa và nhà thờ hơn, nhất là các bạn bước vào tuổi trên 45, thấy bè bạn đồng lứa từ từ ra đi " không ngày trở lại".
Nhưng thưa Bạn, thật ra đó cũng chỉ là một quy luật, một bản năng tự nhiên mà thôi.
Người ta suy nghĩ, do nhiều hoàn cảnh bức bách hay không bức bách mà phải bỏnước ra đi, rồi sống ở xứ người. Như vậy, sẽ về đâu?
Dĩ nhiên về đâu ai cũng biết rồi.
Cõi trở về, đó là họ muốn tìm đến và tìm biết.
Chùa và nhà thờ là 2 nơi họ đã đến, nhất là week ends, để làm quen dần.
Với Thượng Đế.
Với cõi Phật A Di Đà chẳng hạn.
Với Chúa.
* *
Thực sự muốn nói với Bạn rằng, cho đến nay, con người, khoa học và cõi xa thẵm của Phật đã ở 1 bước ngoặt, 1 "giao diện = interface" đặc biệt. Đó là, sự khám phá khoa học gần đây nhất. Rằng là 74% cấu trúc của toàn vũ trụ là 1 loại năng lượng mà khoa học đang gọi là Dark Energy (Bạn đừng nhầm với black nhé).
Các nhà khoa học hứng thú rất nhiều về đề tài này, ít nhất là vài thập kỹ tới.
Hiện nay kiến thức nhân loại đang nằm " ì " tại đó.
* *
Quan niệm về Dark Energy bắt nguồn từ nhiều khám phá khác nhau, trong đó phải kể công thức bổ sung chỉnh đổi của Einstein những năm tháng cuối đời của ông.
Trước đó ông đưa ra khái niệm vũ trụ "static", 1 thời gian sau, thấy mọi người quan sát vũ trụ " in expansion ". Einstein mới cố gắng ngày đêm thao thức để bổ sung 1 công thức mới để cho xứng danh 1 vũ trụ « in expansion » với 1 hằng số gọi là hằng số vũ trụ ( cosmological constant = đó là cách làm trong Toán Học ).
Sau đó cũng có rất nhiều ý kiến.
Nhưng rốt cuộc, nhờ có hằng số vũ trụ này, ngày nay các nhà khoa học khám phá được rằng là 74 % cấu trúc vũ trụ, có nghiã là hầu như nó bao trùm khắp vũ trụ là dark energy.
Dark energy đối với đa số các nhà vũ trụ học là tác động "đẩy" và " gia tốc " của vũ trụ "in expansion" trái lại với lực hấp dẫn.
Khoảng từ sau 1990, do sự phát triển, công thức chỉnh đổi, bổ sung Einstein, người ta ghi nhận là hằng số vũ trụ là hợp lý (về mặt lý thuyết và lý luận).
Tạm thời là như thế.
* *
Hiện nay họ nhận xét qua nhiều quan sát thì 74% vũ trụ (nature) là "dark energy " là 1 loại năng lượng cực kì đặc biệt, mà khoa học biết khá ít, từ nature cho đến các thông số để có thể tìm cách quan sát nó.
Thực sự đây là toàn bộ bí ẩn của vũ trụ và sự hiện hữu của sự sống.
Sau đây xin được cung cấp cho Bạn 1 vài ý như sau để tham khảo:
. đặc tính của dark energy là bản thân trong dark matter năng lượng hay ánh sáng xuyên qua, sẽ không bị phản chiếu hay hấp thụ. Nhưng khi hạt phôton nào xuyên qua nó thì năng lượng lại tăng lên,
. áp suất âm, negative ( cái này gay go đó ),
. dark energy không thuộc chuỗi sóng điện từ electromagnetic (cái này khoa học hiện mù tịt).
Theo một chương trình nghiên cứu của nhóm chuyên viên khoa học Bộ Quốc Phòng Pháp và Chính phủ Nhật, biophoton phát ra từ những chuỗi tế bào của Bạn (your body ), có cường độ intensity, đo vào khoảng 10-16 W/cm2 (đọc là 10 lũy thừa trừ 16 ) và nhiều nghiên cứu khác nhau cho biết rằng biophoton có tính năng coherence. Là tính năng cực kì đặc biệt, nó giống như kiểu tia laser.
Về biophoton có cái gì đó có liên quan đến dark energy của toàn vũ trụ.
Đại cương bạn tạm hiểu là giữa dark energy và biophoton có liên quan với nhau.
Vì biophoton là điều mà khoa học đã khám phá rồi.
Nguồn gốc từ đâu phát sinh (human cell + DNA) và tại sao nó lại coherence (giống kiểu laser).
Chỗ này còn nhiều tranh cãi lắm ( tức là nguồn phát ra biophoton đó Bạn ạ ).
Công trình nghiên cứu " The last days - A last chance" (volume 2) là sẽ làm sao cho nó " dính " lại với nhau.
Để có thể hiểu rằng biophoton và dark energy chiếm 74% cấu trúc toàn vũ trụ là có liên quan với nhau.
Theo quan điểm Ấn độ giáo là nó liên quan rất mật thiết với nhau.
Nền nền văn minh Ấn Độ (tôn giáo) gọi là năng lượng vũ trụ.
Hình 18- Biophoton phát ra từ những chuỗi tế bào của Bạn (your body)
Tôi không dùng ngôn ngữ Ấn Độ Giáo hay Thần học
vì bản thân tôi không thích mà chỉ dùng ngôn ngữ khoa học.
Hình 19 - Dark energy đối với các nhà vũ trụ học là tác động "gia tốc" của vũ trụ in expansion
Tóm lại...
Cõi trở về hay Back home của người Việt ta là khá " chuẩn".
Một phần do xa quê hương, nhớ về nơi chôn nhau cắt rún.
Tìm đến chỗ trở về là tìm về cội nguồn cõi tâm linh (tôi ngại dùng chữ tâm linh lắm).
Khi bạn nhìn thấy những cụ già Việt lim dim niệm A di đà Phật hay lần chuỗi.
Bạn đừng xem thường nhé.
Có nhiều điều hay lắm đó, có khi Bạn chưa biết đó thôi…
Chúc Năm mới vui
H.
Một buổi chiều nhớ quê
6
Xa Sóc Trăng đã lâu, thế mà hôm nay nhân một buổi chiều có nắng vàng Paris, nhớ da diếc những tháng ngày êm ả của xứ đồng quê cỏ nội, cũng nắng chiều vàng nhè nhẹ làm dịu lòng người, một thóang thái bình của những chàng thanh niên mơ mộng về một tương lai với bom đạn nổ từng ngày.
Hình 20 - Một buổi chiều nhớ quê
Nắng chiều Sóc Trăng vẫn thế, nhưng những cơn sóng dữ của mùa hè 1972 làm tan biến những giấc mơ về một tương lai mờ mịt khói.
Rồi 1979, từng đòan người lũ lượt ra đi, thân ai nấy lo, mạng ai nấy giữ.
Ba mươi ba năm sau, gặp nhau trên mạng Internet, cũng rơm rã tiếng nói cười. Chúng ta chỉ còn độ 300.
Hình 21 - Nhớ những buổi chiều có nắng vàng Sóc Trăng
Trong chừng mực nào đó, chúng ta không phải là nhiều.
Mỗi thế hệ Hòang Diệu là một sức sống, một nhân sinh quan.
Bài viết này chỉ muốn nói về nổi nhớ quê của một chàng trai ( bây giờ là 1 ông già 59 ) có nguồn cội mộc mạc, nhớ quê hương, nhớ gia đình, nhớ bè bạn.
Nhớ những buổi chiều có nắng vàng Sóc Trăng, đi dọc đường quốc lộ 4 đến An Trạch rồi quay về. Mùi lúa thơm từ những thửa ruộng hai bên đường, đến bây giờ vẫn còn phảng phất đâu đó trong ký ức hay trong cơn gió nhẹ .
Gặp lại nhau, một tiếng hỏi chào hay một hình ảnh củ kỹ, đã làm lòng người tê tái.
Bài viết này không có ý khuyên đời.
Chỉ bình dị như chỗ bè bạn.
Chúng ta có thể có tổ tiên là những tóan quân nhà Minh từ Trung Hoa không thuận với triều Mãn Thanh mà bỏ nước ra đi.
Chúng ta có thể có tổ tiên lả nhóm tàn quân Tây Sơn bị quân Nguyễn Ánh rượt đuổi đến vùng Ngã Bảy vào 1 đêm tối năm 1802.
Bạn cứ xem họ của mình thì biết Bạn có tổ tiên là ai rồi.
Một thời gian sau họ đi dần xuống vùng Sóc Trăng để sinh cơ lập nghiệp .
Nguồn gốc chúng ta là thế đó các Bạn ạ. Chúng ta có chung lịch sử độ 200 năm.
(Tự hào là người Việt nam, 1989, Cao Thế Dung, www.amazon.com )
Và cũng chính nơi đó có mái trường Hòang Diệu.
Chúng ta đã gặp nhau.
Mái trường ấy có còn quý mến nữa hay không?
Dù gì chúng ta cũng là những anh em mà tổ tiên ta đã sống chết trên mãnh đất này trên 200 năm rồi đó bạn ạ.
Cuối cùng bài viết này có ý gì ?
Không có ý gì cả, ngọai trừ muốn tất cả chúng ta, những cựu học sinh Hòang Diệu gặp nhau và nhớ rất rõ chúng ta không phải là kẻ thù của nhau.
Rất cần thiết bắt tay nhau và chào 1 tiếng " chào anh chào chị " hoặc “ Hello “ , “ Bonjour “ , “ Guten Tag “ .
* *
Dù là một hội ái hữu cựu sinh viên Đại học Y khoa Minh Đức Sài Gòn hay cựu học sinh Chu văn An, những thế hệ khác nhau cũng có nhân sinh quan rất khác biệt. Tôi đã trải qua cảm xúc này suốt 12 năm với họ . Một xúc cảm không có cảm xúc.
Hình 22 - Đại học Y khoa Minh Đức Sài Gòn
Hình 23 - Thời sinh viên
Rất nhiều dị biệt và thực sự nó gần giống như là « gặp lại, rồi đường ai nấy bước...tới ».
Nói gì đây...
À…
Tôi sẽ nói với anh, xin lỗi anh, nếu tôi đã làm anh không hài lòng và tính ra người Pháp khá lịch sự khi nói " je ne sais pas si cela vous conviendra ".
H.
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
QUA CÁC THỜI ĐẠI
( từ lội bộ đi tìm cố nhân cho đến Chat Yahoo và Cell phone )
7
Đi tìm cố nhân
(15 000 kms , 30 năm)
Rời Việt Nam khoảng những năm 1984, sinh sống và định cư tại Pháp.
Hình 24 - Cell phone
Ngày ngày rảo bước trên các nẽo đường, trong xe điện ngầm, trong khuôn viên Đại học Paris, lòng cứ tưởng đâu đó có cặp mắt của người thân quen, đang nhìn mình như thuở nào trên sân trường Hoàng Diệu. Nhưng than ôi, đó chỉ là ảo tưởng.
Những năm 1995, thời mà Internet còn rất phôi thai, những mong có được phương tiện hiện đại để tìm người thân quen, tìm lại cố nhân, nhưng đó cũng chỉ là mơ mộng hảo huyền.
Từ search people đến web www.truongxua.net, chuyện tửơng chừng như tuyệt vọng .
Nhưng rồi chàng gặp lại cố nhân.
Từ Sóc Trăng đến Sài Gòn.
Từ Sài Gòn đến Paris và cuối cùng chuyến bay Air Tahiti Paris-Los Angeles, 1 cuộc hội ngộ 30 năm.
Hình 25 - Chuyến bay Air Tahiti Paris - Los Angeles
Chàng và nàng gặp lại nhau trên 1 vùng đồi cao giữa lòng thành phố Los Angeles.
Nửa mừng, nửa bở ngở.
Hình 26 - Cuộc hội ngộ 30 năm - Los Angeles
Tóc anh và em giờ đây đã bạc mầu.
Tình em và anh giờ đây nhẹ như làn gió thỏang.
Và cuộc hội ngộ nào cũng đến lúc phải chia tay.
Đi tìm cố nhân
(2 000 kms, 20 năm)
Tôi có xem bộ phim về 1 chuyện tình ở Đông Âu thời phong kiến, chàng và nàng yêu nhau, mối tình đẹp nhưng không môn đăng hộ đối. Nàng vâng lời cha mẹ lập gia đình với người giàu có phương xa.
Chàng là nghệ sỹ lang thang, lặn lội trong vô vọng đi tìm người xưa, nghìn trùng vạn dậm .
Một ngày kia, nàng nghe được bản đàn xưa của chàng nhạc sỹ, như ai oán nỉ non.
Nàng nhờ người hầu cận đi găp.
Khi đến nơi, người hầu nhìn thấy 1 cụ già gầy còm, vàng vọt xanh xao và trút hơi thở sau cùng giữa trời đông giá rét, rừng thông âm u.
H.
PARIS - ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT
8
Nước Pháp, có khoảng 65 triệu dân, riêng Paris dân số 12 triệu. Theo thống kê những năm 1998 và 2000 thì người Việt Nam cư ngụ vùng Paris có khoảng sáu chục nghìn người. Đó là số ước chừng.
Hình 27 - Paris hôm nay
1. Ngành nghề sinh sống
Những người Việt đến Pháp sau năm 1978 đa số phải làm những công việc thấp hơn so với thời gian ở Việt Nam, chủ yếu làm việc ở 1 số nghành như: nhà hàng, làm thuê cho những hãng xưởng sản xuất đúc sắt thép, xưởng chế tạo plastique, xưởng in, làm bảo vệ an ninh cho các tòa nhà lớn, kho hay xưởng sản xuất, chuyên viên sửa chữa máy móc, sửa chữa nhà cửa dân sự, sơn nhà…v..v.
2- Học hành & nghề nghiệp
Nếu có điều kiện tài chính hoặc hỗ trợ bởi 1 ít chính sách về học bổng thì nên học nghề hoặc học Đại học.
Đã có 1 số ít học nghề lại hoặc học đại học ( ở Pháp tiền học Đại học thấp và được khuyến khích bởi học bổng khoảng 300 euros / tháng - Cho sinh viên từ cử nhân trởxuống và dưới 25 tuổi ).
Hình 28 - Đại học Paris
Chương trình sau Đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) thì được bổng nghiên cứu và phụ cấp này cao hơn học bổng cử nhân, nhất là các ngành khoa học như Toán, Hóa học nguyên tử, vật lý nguyên tử, vật lý lý thuyết, .. v..v...
Nhưng việc làm thì có phần khó khăn hơn, nhất là những nghành xã hội.
Nếu bạn có văn bằng kỹ sư vi tính, cơ khí, điện, điện tử, nha sỹ, bác sỹ, dược sỹ thì dễ sống và dễ tìm việc hơn.
Hình 29 - Mảnh bằng kỹ sư thương mại
3- Đời sống
Tại Pháp tất cả mọi nhà đều có internet, phone, và được gọi không trả tiền thêm đến khỏang 100 quốc gia trên trên thế giới.
4- Ăn uống
Tiệm ăn Việt Nam nổi tiếng tại quận 13 là Việt Nam Bi da ở đường Nationale. Nơi đây có phở và chè 3 màu. Quán phở 14 ở đường Avenue de choisy góc đường Tolbiac rất nổi tiếng.
Quán phở 13 hay quán Sông Hương.
Hình 30 - Tiệm bán bánh mì Khai trí quận 13 Paris
Tiệm bán bánh mì Khai trí và Hoa Nam, rất đông khách và ngon, có bánh mì heo quay, vịt quay nổi tiếng, có thể ăn hay mang về như ý muốn.
5- Siêu thị :
Khu vực quận 13 có chợ Tang Frères và Paris store
Hình 31- Siêu thị Tang Frères
Kết luận
Bài viết này là của 1 người Việt được xem như thuộc thế hệ thứ 1.
Thực tế là thế hệ này đã không còn nhiều, nói 1 cách bi quan hơn, tức là họ đã sang bên kia thế giới.
Còn nói 1 cách siêu phàm hơn, là họ đã về cõi cực lạc.
Dù nói theo kiểu nào, thì họ cũng đã không còn nữa, có khi mang theo nổi u uất của 1 đời tha hương, chơi vơi trong cõi mông lung buồn.
H.