Thế hệ Việt kế tiếp tại Pháp sống ra sao và sự phát triển của nghề làm nail

Phiếm luận ( không chuyên nghiệp )

         *             *
Thế hệ Việt kế tiếp tại Pháp sống ra sao 
và  sự phát triển của  nghề làm nail



               Như chúng ta đã biết, thế hệ ty nạn tại Pháp từ 1979 chiếm khoảng 250 000 người. Riêng vùng Paris độ khoảng 60 000 . Đều là ước tính.

1-   Đặc điểm về đời sống của người Việt ty nạn và chúng ta
tạm chấp nhận thế hệ thứ 1 là thế hệ rời Việt Nam sau 1975 để sống đời tha hương vô tổ quốc tại Pháp.
       Bài này chỉ chú ý nghiên cứu về vùng Paris và phụ cận. Riêng về tuổi tác, thế hệ có độ tuổi trên 58 . 
       Theo ước đoán, thế hệ nầy hiện còn khoảng 20 hoặc 30 % ở vùng Paris. Các nguồn tin không chính thức cho biết là 1 số đã về Việt Nam sống đời còn lại và ước tính có độ 60 % đã không còn tồn tại trên thế giới này nữa.        
        Đặc tính nghề nghiệp và cách sinh hoạt kinh tế của thế hệ nầy khá đặc trưng: khả năng hội nhập có giới hạn do nhiều nguyên nhân trong đó có vấn để ngôn ngữ và nghề nghiệp. 

         Sang đến Pháp để tồn tại họ phải lao ngay vào cuộc sống kiếm tiền lo cho gia dinh và ở những lĩnh vực kinh tế khác nhau.
         Có thể kể: 
            . họ làm việc trong nghành may mặc, làm an ninh bảo vệ, làm công nhân, mở nhà hàng, bán chợ trời, bán thức ăn làm sẳn, mở nhà hàng, 
            . làm nhân viên kỹ thuật, thợ sửa chữa cơ khí, xe ô tô, sửa chữa cầu thang máy, 
            . có người làm kỹ sư, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, chuyên viên tài chính, ngân hàng,  ..v..v.. số này không nhiều lắm…

            Trên nguyên tắc, gần đây thế hệ thứ 1 ty nạn thường ít xuất hiện ở những nơi công cộng ở Paris, trên tàu điện ngầm, hay ở những khu vực du lịch nhiều người qua lại, chùa chiền, nhà thờ hay những cuộc tập hợp lễ lạc hoặc đấu tranh chính trị….
          Họ thường gặp nhau ở nhà bè bạn, ăn uống tại nhà riêng,có lẽ sức khỏe bắt đầu yếu kém nhiều, đi đứng 
khó khăn .  
         Chúng ta có thể đánh giá, là họ không còn đại diện cho thế hệ Việt. 
         Trái lại ta thường gặp 1 thế hệ mới xuất hiện đang thay thế dần bộ mặt người Việt tại Pháp, nhất là Paris và phụ cận.

          Thế hệ mới Việt đại diện bộ mặt Việt trên đất Pháp, họ là ai ?

2- Thế hệ đại diện  mới - Họ là ai ?

        Hiện ở Paris và vùng phụ cận, thường xuất hiện những bộ mặt Việt mới.

                        Họ là ai ?

        Nếu bạn đi giữa các phố Paris, bạn sẽ gặp những người Việt trẻ mới, đa phần nói tiếng Việt với giọng không phải Bắc, không phải Trung mà cũng chẳng phải Nam. Giọng đơ đớ như người Pháp hay người Mỹ nói tiếng Việt. Đó là thế hệ Việt kế tiếp, là con cái thế hệ thứ 1.
         Loại thứ 2 mà bạn sẽ được gặp là sinh viên Việt Nam du học, họ đang học Đại học và có nhiều cố gắng xoay sở để ở lại trong thời gian còn đi học.

         Ngoài ra có 1 số lấy chồng Tây già hoặc Việt gìa.

3-   Bài viết nầy muốn nói đến điều gì ?   

         Ta có thể kể 1 vài nghề nghiệp và hoạt động kinh tế hiện nay và thường thấy ở Paris. Để muốn nói với Bạn rằng thế hệ Việt mới đã hình thành nên 1 bộ mặt cộng đồng Việt tương đối đa dạng và không cùng 1 nguồn gốc.

             Chẳng hạn họ là con cái thế hệ Việt trước .
             Chẳng hạn họ là sinh viên Việt du học hay 1 người lấy chồng ở Pháp.
  
4-   Kể vài lĩnh vực kinh tế mà thế hệ Việt mới đang hoạt
động và đang hình thành.
        
    - Họ có thể làm nghề chuyên viên vi tính, làm chương trình vi tính ( 15 %  ),  
    - Nghề chuyên viên ngân hàng, tài chính, kế toán, quản trị, tiếp thị ( 10 %  ),   
    - Bác sĩ, chuyên viên nghiên cứu và giảng dạy, giáo sư tóan, vật lý, hóa học ( 10 %  ) …    
    - nhân viên bán hàng các Công ty thương mại Pháp, chuyên viên thương mại, luật thương mại ( 25 %  ), … 


5-   Những nghành nghề độc lập mà bài viết này muốn nói đến
                         ( 40 %  )
              a -  Nghành ăn uống, nhà hàng
                        
              * Bán thức ăn ở chợ trời: doanh số mỗi buổi chợ có thể đạt 100 - 600 Euros,   
              * Tiệm bán thức ăn nhanh: doanh số mỗi ngày có thể đạt 300 - 1 000 Euros,   
              * Tiệm ăn : doanh số mỗi ngày có thể đạt 300 - 1 500 Euros,   
              * Tiệm tạp hóa: doanh số mỗi ngày có thể đạt 500 - 
2 500 Euros,   

         b-  Đặc  biệt bài này muốn đề cập đến nghề mua bán ở Hội Chợ Pháp - Âu Châu

            Nghề này đặc biệt có liên quan đến Hội chợ, các trung tâm thuơng mại và các điểm có đông người qua lại

            Dưới hình thức:  bán lẽ trực tiếp cho người tiêu dùng  ( làm công hay tự mở giấy phép kinh doanh).     

      
      6-   Nghề mua bán Hội Chợ là gì ?

     Lịch sử nghề Hội Chợ ở Pháp đối với cộng đồng Việt.
     Tại sao lại có khá nhiều người Việt tham gia hoạt động kinh tế này ?
              
       Như chúng ta đã biết có 1 sinh viên Việt du học Pháp khoảng năm 1971 đã từng đi làm ở Hội Chợ vào hè, tình cờ khám phá 1 hoạt động kinh tế khá nhộn nhịp và hấp dẫn.

        Sau khi anh ra trường Kỹ sư và lập gia đình bèn cho vợ lập gian hàng bán trong Hội Chợ. Anh khám phá ra rằng thu nhập cho 1 mùa Hội chợ cao hơn nhiều lần lương 1 kỹ sư mới ra trường như anh. 

        Thế là anh chuẩn bị và can đảm theo đuổi nghề Hội chợ cho đến nay, tính ra đã được trên 25 năm.

          Đây chỉ là mốc thời gian của nghề Hội chợ đối với người Việt tại Pháp. Thực sự nó trở thành phong trào vào khoảng năm 1995, 1 làn sóng tiểu thương từ Việt Nam cùng nhau đóng chung 1 kiện hàng container để đưa hàng từ Việt Nam sang đây và sau đó bán trong các Hội Chợ, 1 mặt là để quảng bá tiếp thị hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trà và mặt khác họ được trả bằng tiền mặt.

          Nếu ta lấy năm 1995 làm mốc thời gian thì nó được khoảng 18 năm. Mười tám năm trôi qua và các tiểu thương đã hình thành được khoảng 4 nghành hàng với nhiều thăng trầm, nhưng nói chung là kiếm sống được cho chính các tiểu thương ở Việt Nam, 1 số tiểu thương ở Pháp, 1 số sinh viên du học sau này và 1 số người Việt tỵ nạn ở Pháp.
        
       Cộng đồng Việt mới đã hình thành được mấy nghành 
hàng sau:   
             . trái cây xấy  khô,  
             . trà sâm và thảo dược ,
             . may  mặc, 
             . thủ công mỹ  nghệ.

7-   Tiền kiếm đuoc hàng năm của tiểu thương, của du học
sinh và người Việt ty nạn ở Pháp ?

      a-  Tiểu thương từ Việt Nam: thí dụ nghành may mặc
chẳng hạn, tiểu thương từ Việt Nam mỗi năm họ tham gia Hội Chợ vào khoảng 6 tháng ở Pháp, Ý , Đức, Hòa Lan, Tiểu vương quốc Á rập, Oman… mỗi năm họ kiếm được khoảng  10 000 Euros  sau khi trừ hết các khoản thuế, các phí khỏan phải đóng và phải trả. 

       b-  Tiểu thương tại Pháp : thí dụ nghành trà sâm, trái cây xấy khô. 
          Họ sẽ phải hoạt động độ 250 hoặc 300 ngày hàng năm ở các địa điểm sau : Hội Chợ, salon, trung tâm siêu thị Paris và các tỉnh, giao điểm métro hay những village gastronomique, galerie nghệ thuật ở những khu đông khách du lịch.
    
  8-    Nếu quản lý giỏi thì mỗi năm họ kiếm được khoảng 30 000 Euros hoặc 200 000 Euros sau khi trừ hết các khoản thuế và khỏan phải đóng, phải trả.

  9-  Những nhân viên như du học sinh hay người làm công : nếu làm tốt sẽ kiếm được lương thu nhập khoảng 5 000 hoặc 15 000 Euros / hàng năm.
           Với chi  phí, sinh hoạt, đời sống, ăn tiêu, nhà ở, họ còn khoảng 3 000 hay 4 000 Euros.




10-   Nghề   làm Nails

       Hệ thống làm Nails ở đại lộ Sebastopol, trung tâm Paris.
       Nguồn gốc thế nào không rõ, nhưng hiện đang ăn nên làm ra.

       Nó có 1 ít  xuất  xứ  từ nghề làm nail tại Hoa Kỳ  và từ Việt Nam mới sang cùng  với  1  số nhập cư lậu vào Pháp để kiếm sống .  

                 Và từ đó nảy  sinh ra nghề nail.
              
       Số nhập cư  lậu vào Pháp, họ đến Paris, chui vào các tiệm Nails do người Việt làm chủ và làm việc ở đó. 

       Đựoc biết mỗi tháng mỗi người thợ nails có thể kiếm được từ   1 800 đến  3 700 Euros.

11- Các tiệm Nail tập trung ở những khu phố nào ở Paris  và các tỉnh:
      Quận 3 , 8,  9, 10 , 13, 15 ,20  và ngọai ô nhu Levallois 92 a Ivry 94.
      Đây là những Quận khá giả và đông đúc, khách đi lại tấp nập. 

 12- Khả năng phát triển nghề nail:

      Nghề này có hi vọng còn phát triển nhất là vấn đề cung cấp hóa chất và  dụng cụ, thiết bị đồ nghề. 
      Đã có người làm rồi, rất thành công, nhưng nhu cầu có lẽ còn. 

      Chính các Bạn đã từng làm nghề nail ở Mỹ chẳng hạn, nếu thích thì tự đi nghiên cứu .

13- Hệ thống bán giấy tờ giả do người Trung Hoa quận 13 tổ chức:
     Họ làm giấy tờ giả cho ngừoi nhập cư lậu.

         Còn tương lai đến đâu hay đến đó…..
Cảnh Sát đã bố ráp vài lần khu vực  Sébastopol đông đúc này.  
14-  Sự cạnh tranh việc làm của những người mới đến không giấy tờ và đồng hương định cư lâu đời ở Paris  trong các Restaurant

      Một hiện tượng nữa ghi nhận được liên quan đến những người đồng hương mới là họ tìm mọi cách kiếm tiền cho nhanh, nhiều. 

      Và cuối cùng Bạn sẽ gặp họ ở những nhà hàng Tàu, tiệm Nails, hoặc chạy sang Anh Quốc trồng « cỏ »  (  mỗi tháng có thể kiếm được từ   2 900 đến  5 000 Euros  ).

 15-   Đường dây đưa người từ Việt Nam sang Paris

       Tin mới nhất từ khu China Town  vùng Paris có vài điều cần thông tin cho đồng hương Việt Nam ở Pháp và đồng hương các nơi.
Được biết hiện có 1 đường dây đưa người từ Việt Nam sang có lẽ bằng đường xe lửa từ Việt Nam, sang Bắc Kinh rồi Mặc tư Khoa và Paris.
Kiểu cách hoạt động thế nào chưa được biết cụ thể. 
Sang đến đây họ được chỉ dẫn mua giấy tờ giả.
     Ngoài số đồng hương từ Việt Nam đến, Paris còn đón nhân khá nhiều người từ Đông Âu chạy sang tìm kiếm công ăn việc làm do sự buôn bán ế ẩm ở Đông Âu như Ba Lan, Tiệp, Nga.

16-  Tương lai cộng đồng này sẽ đi về đâu ?

     Cộng đồng này sẽ tồn tại vĩnh viễn với sinh hoạt kinh tế của họ. Cộng đồng người Việt ty nạn thế hệ thứ 1, 1 phần do bệnh tật đau yếu, ung thư hăm doạ, không còn thường thấy xuất hiện những nơi công công nữa. Một phần đã về Việt Nam để chuẩn bị theo ông theo bà về nơi cõi vĩnh hằng.

     Tóm lại cổng đồng trẻ mới này sẽ thay thế cộng đồng cũ.

17-  Và lịch sử lại sang trang !

                                       Họ là ai?

Họ là những người mới đến Pháp bằng nhiều kiểu cách khác nhau

      Họ không biết chiến tranh là gì !

Họ không thể tưởng tượng là có hàng triệu người đã vượt biển nguy hiểm thế nào.
Và bao nhiêu người đã nằm xuống, đã chôn vùi dưới đáy biển.

Bao nhiêu nấm mộ vô danh ở Mã Lai.

Không 1 nén nhang.

Nằm hiu quạnh 1 nơi nào đó trên đất nước xa lạ.

Nấm mộ vô danh đó có thề là của Thầy tôi, có thề là của Bạn tôi, có thề là ai đó mà tôi đã 1 lần trò chuyện….

Than ôi thân phận dân tôi!
            


Một buổi chiều có nắng vàng giống như nắng chiều vàng Sóc Trăng
Một đời tha hương


*******



Bài diễn văn của thầy Lê Xuân Vịnh
trong buổi Hội trường 23/09/2012
                           
Kính thưa Ban giám hiệu,
Kính thưa quý vị đại biểu
Kính thưa các bạn đồng nghiệp
Các cựu học sinh
Cùng tất cả học sinh thân mến,

           Hôm nay tôi rất hân hạnh thay mặt các bạn đồng nghiệp lên phát biểu nhân ngày kỷ niệm 55 năm thành lập trường trung học Hoàng Diệu thân yêu của chúng ta. 55 năm, thời gian khá dài, trường ta đã trải qua bao thăng trầm theo sự biến đổi của xã hội. Người già thường nhớ về quá khứ nhưng cũng không quên hiện tại. Do đó, tôi xin trình bày sự hình thành và phát triển của trường trung học Hoàng Diệu Sóc Trăng.
          Kính thưa quý vị,
          Trước khi đề cập đến trường Hoàng Diệu, tôi xin nói lướt qua về nền giáo dục tại Nam Kỳ lục tỉnh. Khoa thi Hương cuối cùng tại miền Nam vào năm 1864 tại An Giang trước kia là Gia Định, miền Bắc năm 1915 và miền Trung 1918. Nho học đã suy tàn. Ở miền Nam sớm thay thế bằng nền giáo dục theo lối Tân học của người Pháp. Nền giáo dục nầy nhằm mục đích đào tạo một số người biết tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ để phục vụ cho guồng máy cai trị của Pháp. Để thực hiện chính sách "khai hóa", "văn minh hóa" người dân bản xứ, họ cho mở các trường sơ cấp: lớp đồng ấu, lớp dự bị, lớp sơ đẳng (tức lớp 1, 2, 3 ngày nay), chỉ có ở quận và tỉnh mới được mở các trường tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5 ngày nay). Sau khi học xong lớp nhứt (lớp 5) học sinh ở các quận lên tỉnh thi lấy bằng cấp Tiểu học. Bằng Tiểu học lúc bấy giờ thi rất khó, đi thi 30 em chỉ đậu từ 5 đến 7 em. Sau khi đậu có thể vào làm thư ký tại các công sở hoặc xin làm giáo viên lớp 1 (nếu 18 tuổi trở lên).
           Vào cuối thể kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người Pháp cho mở trường trung học đầu tiên ở Nam Kỳ như:
-        Collège de Mỹ Tho năm 1879, năm 1942 đổi tên thành Collège Le Myre de Villers là tên viên thống đốc Nam Kỳ ký quyết định thành lập trường, năm 1953 đổi tên thành trường Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước của dân tộc ta.
-         Năm 1917, mở trường thứ hai là Collège de Can Tho tại Cần Thơ, đến năm 1945 đổi tên là trường trung học Phan Thanh Giản.
-        Năm 1920, tại Saigòn, mở 2 trường: nam Lycée Petruský và nữ Collège Gia Long dân gian gọi là trướng Áo Tím vì nữ sinh trường nầy mặc đồng phục áo dài tím.
         Như vậy cả Nam Kỳ chỉ có 4 trường trung học, trong 4 trường nầy chỉ có trường PetrusKý có ban tú tài, còn các trường khác chỉ có ban cao đẳng tiểu học (tức phổ thông cơ sở ngày nay). Đến năm 1955, tại miền Nam chỉ có 4 trường công lập nói trên.

   1. Giai đoạn từ năm 1949 đến 1957.
              Kính thưa quý vị,
              Từ năm 1949, chính sách giáo dục ở miền Nam cũng được mở rộng hơn trước tại các tỉnh, một số trường trung học lần lượt ra đời.
             Trên mảnh đất hoang sơ, ao vũng bùn lầy rộng 2,7ha nằm giữa con đường: Mạc Đỉnh Chi, Đề Thám (nay là Đồng Khởi), Nguyễn Đình Chiểu và Phan Đình Phùng, năm 1949, chính quyền Pháp chọn mảnh đất nầy làm trường tiểu học, nên xây dựng dãy đầu tiên gồm 7 phòng học đúc nóc bằng bê tông cốt sắt, song song với khu nhà dân ở đường Đồng Khởi, làm trụ sở của Ty Tiểu học và vài lớp học.
           Năm 1954, trường bán công Phụ Huynh học sinh được phép xây dựng 1 dãy lớp song song với đường Mạc Đỉnh Chi. Trường bán công được thiết lập để giải quyết nhu cầu học tập của các học sinh vừa đậu tiểu học, không có điều kiện lên Cần Thơ thi vào trường Phan Thanh Giản.
          Năm 1956 được phép mở trường trung học công lập, chính quyền tỉnh chọn mảnh đất trên để xây dựng. Dãy đầu tiên được xây dựng bắt đầu từ đường Nguyễn Du đến đường Nguyễn Đình Chiểu song song với dãy trường tiểu học gồm 7 phòng lợp ngói móc, lót gạch bông, có 2 hành lang , còn gọi là dãy A.

    2 . Giai đoạn từ năm 1957-1975.
               Kính thưa quý vị,
               Ngày 01-10-1957 trường trung học tỉnh lỵ Ba Xuyên khai giảng lấy tên là  Trườngtrung học công lập Khánh Hưng . Trong thời gian nầy, trường chỉ sử dụng dãy A vừa làm văn phòng, vừa làm phòng học với 3 lớp đệ thất (lớp 6) có 157 học sinh. Lúc nầy trường chưa có hiệu trưởng chính thức, do đó ông Mai Văn Kiêm, thanh tra tiểu học giữ chức quyền hiệu trưởng.
              Năm 1958, xây dựng dãy thứ hai của trường trung học công lập Khánh Hưng gọi là dãy B, lót gạch bông, lợp ngói móc, có một dãy hành lang nằm song song với đường Nguyễn Đình Chiểu họp với hai dãy trước thành hình chữ U.
             Năm 1959, Ty Tiểu học và các lớp tiểu học dời về đường Yersin (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) và trở thành trường Nam tỉnh lỵ. Dãy mái bằng được bàn giao lại cho trường trung học công lập Khánh Hưng (tạm gọi là dãy C)
            Từ năm học 1960-1961, trường mới có hiệu trưởng chính thức là thầy Bùi Văn Nên, giáo sư trường trung học Phan Thanh Giản về. Và năm 1961-1962 bắt đầu mở lớp đệ tam (lớp 10), lớp đầu tiên của “đệ nhị cấp.
           Ngày 06-10-1961, trường chính thức mang tên  Trường trung học công lập Hoàng Diệu do nghị định số 1371/GD/DC/ND ký ngày 30-09-1961 của Bộ Quốc gia giáo dục.
          Năm 1962, xây dựng cổng trường đầu tiên ở đầu dãy A nhìn thẳng ra đường Nguyễn Du, đồng thời xây hàng rào kẽm gai phía trước.
         Năm 1966, xây dựng nối với văn phòng thêm 1 phòng có lầu dùng làm thư viện.
        Năm 1969, khoảng giữa dãy A và dãy C, công binh Hoa Kỳ xây dựng thêm 3 phòng học có mái tôn và lót gạch bông (gọi là dãy D).
        Năm học 1970-1971, xây dựng 2 dãy E và F, tiếp giáp với miếu Bà Hỏa và trường bán công Phụ huynh học sinh. Năm học nầy, trường có nhiều thay đổi: nâng mặt bằng sân lên cao với 800 xe cát, tráng xi măng đường đi ở các dãy lớp học, làm hồ sen, vườn hoa, sân cầu lông, sân bóng chuyền và đặc biệt là Hội Phụ huynh học sinh xây toàn bộ hàng rào tường: cổng trường được dời từ đầu đường Nguyễn Du đến vị trí hiện nay nhìn thẳng vào sân cờ, xây dựng kiên cố và đẹp hơn.
       Khi học xong bậc tiểu học, tất cả học sinh tham gia kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất (lớp 6)trường trung học Hoàng Diệu. Học sinh trúng tuyển được học 7 năm từ lớp 6 đến lớp 12.
       Năm 1973, Sở Học chánh tỉnh Ba Xuyên được thành lập, đã mượn dãy C sử dụng đến năm 1975.

  3. Giai đoạn từ năm 1975-2000
            Kính thưa quý vị,
         Sau ngày 30/4/75 hệ thống giáo dục hoàn toàn thay đổi: giải thể trường bán công, dãy lớp học dùng làm khu nhà ở tập thể cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên các trường tư thục trở thành trường công lập, trường trung học Hoàng Diệu được thành lập làm trường cấp 3 của tỉnh (thu nhận học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 , các học sinh đệ nhứt cấp  (từ lớp 6 đến lớp 9) được phân tán về các trường cấp 2.
        Năm học 1975-1976 thành lập Ban điều hành của trường gồm các thầy cô: 1. Nguyễn Văn Khiêm (Trưởng ban), 2. Phan Quang An, 3. Đào Ngọc Minh, 4. Hoàng Việt Sơn, 5. Cấn Phan Nhiếp, 6. Trần Thị Hoa.
Ty giáo dục mới dời về ngôi nhà của ông trưởng ty giáo dục chế độ cũ ở. Dãy C trả lại cho trường Hoàng Diệu.
Học sinh lớp 12 năm học 1974-1975 được học tập thi tốt nghiệp theo  chương trình giáo dục giải phóng.
Kể từ năm học 1990-1991, nữ sinh trường Hoàng Diệu bắt đầu mặc lại đồng phục áo dài trắng và nam sinh mặc áo sơ mi trắng ngắn tay, quần màu xanh như trước 1975.
       Năm học 1991-1992, các học sinh Nga văn được chuyển sang học Anh văn và từ đó đến nay trường chỉ giảng dạy một ngoại ngữ Anh văn (gồm hệ 7 năm và hệ 3 năm).
       Trong suốt từ năm 1975 đến năm 2000, cơ sở vật chất của trường có thay đổi nhưng còn chậm: cải tạo ao sau thành ao nuôi cá (1977), sửa chữa dãy nhà ở tập thể (1989), cải tạo dãy C thành hội trường (1988), lấp bỏ hồ sen ở sân chính và phục hồi vườn hoa, sửa chữa dãy A, xây dựng phòng thí nghiệm Hóa-Sinh, phòng tin học, trang bị máy in, ronéo, xây hồ chứa nước mưa (1990), cải tạo mặt bằng và hệ thống thoát nước ở sân chính, trang bị phòng Anh ngữ, trang bị dụng cụ thể dục, thể thao và đèn cho các phòng học (1993) tiếp tục bổ sung máy cho phòng tin học, hiện có 40 máy/ 2 phòng.

     4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
             Kính thư
a quý vị,
           Cơ sở vật chất của trường Hoàng Diệu được xây dựng từ thập kỷ 50 của thế kỷ trước, dãy phòng học được xây dựng sau cùng cũng năm 1970-1971 nên đều đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Vì thế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc trăng đã có dự án xây dựng tổng thể trường Hoàng Diệu ngay từ đầu năm 2000.
           Sau hơn 1 năm khảo sát và lập thiết kế xây dựng, tháng 10/2001 trường bắt đầu tiến hành thi công giai đoạn 1
 là khối A gồm 15 phòng (1 trệt và 2 tầng lầu ). Công trình nầy được đưa vào sử dụng tháng 9/2003.
           Tháng 8/2003 tiếp tục thi công giai đoạn 2 gồm khối C (thiết` kế giống khối A ) và khối B với 24 phòng học và khu vệ sinh cho toàn trường. Tháng 10/2004, trường tiếp nhận sử dụng khối C với 5 phòng chức năng và 10 phòng học ở 2 tầng lầu, còn khối B mãi tới năm 2006 mới hoàn chỉnh.
            Song song đó đầu năm 2005, tiến hành thi công giai đoạn 3: xây dựng khối D gồm khu
Ban giám hiệu, bộ môn (một trệt, một lầu) trong đó có 10 phòng làm việc, các phòng bộ môn thể dục và giáo dục quốc phòng, sinh hoạt đoàn thể, hội trường (400 chỗ ngồi) và thư viện; hệ thống rào bao quanh khuôn viên trường cũng đồng loạt thi công và mở thêm một cổng phụ. Cổng chính của trường cũng được dời về phía Đông cách cổng cũ khoảng 50m được xây dựng mới hoàn toàn.
           Ngày nay, trường 
phổ thông trung học Hoàng Diệu được xây dựng trang khang, hoành tráng xứng đáng với vị trí là trường trọng điểm, là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Sóc Trăng.

     5. Truyền thống dạy giỏi học giỏi.
               Kính thưa quý vị.
            Từ mái trường nầy biết bao học sinh đã trưởng thành và thành đạt trong nhiều lãnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Một số lớn học sinh đàn anh là bác sĩ, kĩ sư, luật sư, giáo sư đại học, tiến sĩ, có người nổi tiếng trong nước và ngoài nước.
            Nhờ sự quản lý tốt của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên luôn rèn luyện tay nghề vững vàng. Có 102 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua. Trường ta rất tự hào có thầy Lâm Cộng Hưởng được phong 
Nhà giáo ưu túChúng ta cũng rất phấn khởi có cô Huỳnh Xuân Huê đạt giải Võ Trường Toản và cô Nguyễn Thị Kim Chuyên đạt giải Viên phấn vàng.
             Tính từ năm 2003 
đến nay, hàng năm có hàng trăm học sinh đậu vào các trường đại học và cao đẳng, có học sinh đoạt giải Quốc gia, 1 học sinh đoạt huy chương vàng kỳ thi Olympic khu vực ĐBSCL, có 68 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 học sinh giỏi cấp quốc gia.
            Do những thành tích trên
, thầy và trò PTTH Hoàng Diệu đã nhiều lần nhận bằng khen và cờ thi đua của tỉnh, 2 lần được Bộ Giáo dục tặng bằng khen, 1 lần được tặng bằng khen của Chính phủ. Năm 2009, trường TH Hoàng Diệu được tặng thưởng Huân chương lao động III.
            Năm 2007, nhân ngày kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường Hoàng Diệu, Ban liên lạc cựu học sinh Hoàng Diệu 
sinh sống trên Sài Gòn đã đặt tượng đài Hoàng Diệu, vị tổng đốc Hà Nội đã tuẩn tiết khi thực dân Pháp hạ thành Hà Nội lần 2 năm 1882, Hoàng Diệu là tấm gương sáng chói về lòng yêu nước quyết hy sinh chứ không chịu đội trời chung với kẻ thù.

            Kính thưa quý vị.
          Bài viết dù có cẩn thận đến đâu cũng mắc phải những sai lầm và thiếu sót, xin quý vị sửa chữa và bổ 
sung cho. Rất cám ơn quý vị.
           Kính chúc quý vị sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc, chúc các em học sinh học tập tiến bộ đem lại cho trường những thành tựu rực rỡ.

                  Kính chào tất cả quý vị và các em.


Bài diễn văn của thầy Lê Xuân Vịnh