Câu chuyện số 1
Chung thủy theo kiểu U S A
Người chồng giết người vợ, bỏ vào thùng phuy và đổ xi măng vào cho khô cứng . Sau đó quăng thùng phuy xuống vịnh New Jersey .
Sau 1 cuộc điều tra Cảnh sát lần mò ra ánh sáng và khám phá ra xác chết trong thùng phuy.
Nguyên nhân
700 000 US$ tiền bảo hiểm life insurance mà người chồng sẽ đựoc hửong nếu vợ chết trứoc.
Ông chồng có bồ nhí ở Việt Nam.
Đây là câu chuyện phải cố gắng học và lưu tâm. Ở đời không biết trước được chữ ngờ đâu.
Nghe đựoc không ?
Câu chuyện số 2
Chung thủy theo kiểu U S A
Anh D. sống ở miền Đông nước Mỹ gần New York.
Thường ngày anh đi làm về rất muộn. Hôm đó vị hãng có vấn đề kỹ thuật nên anh được về sớm.
Đến nhà anh gõ cửa như thường lệ và D. bất ngờ thấy người mở cửa không phải vợ anh mà là 1 người Mỹ đen.
D. định cung tay đánh, thì người Mỹ đen khóa tay anh lại .
Vợ anh tìm cách gọi cảnh sát.
Mười lăm phút sau, Cảnh sát đến nơi và hỏi ý vợ anh muốn
giải quyết vấn để thế nào.
Vợ D. trả lời « hãy tống cổ tên nảy ra khỏi nhà » và D. có 10 phút để sửa soạn hành lý.
D. bước ra khỏi nhà tay cầm va ly đi lết thết, lang thang.
Nữa ngỡ ngàng, than thân trách phận, nữa quay cuồng với bao nhiêu điều phải giải quyết, về chỗ ngử đêm nay và những ngày kế tiếp.
D. quyết định đến nhà bạn.
Trằn trọc suốt đêm …
Nghĩ đến cuộc doi….
Bèo dạt hoa trôi……..
Nhiều con số không, rồi anh sẽ ra sao ?
Câu chuyện số 3
Chung thủy “ Made in France”
Có 1 cặp vợ chồng dìu dắt nhau cùng đàn con nhỏ bôn ba vạn dậm và cuối cùng đặt chân đến Pháp nhận nơi này làm quê hương thứ 2 . Năm ấy, họ đã ngũ tuần, sống đùm bọc nhau ở vùng ngoại ô nam Paris.
Bà vợ mất.
Người Việt vùng Thiais nam Paris, thường thấy mỗi sáng khoảng 10 giờ, 1 cụ già người Việt vào nghĩa trang Thiais và độ 4 g 30 chiếu lại đi ra.
Lê từng bước chân chậm rãi.
Dường như chân ông không muốn rời nghĩa trang.
Người bạn đời thân yêu của ông đã rời bỏ ông ra đi giữa đường lữ thứ.
Mấy tháng sau, người ta không thấy ông nữa.
Nghĩa trang Thiais vẫn im buồn trong tiếng xào xạc của cỏ cây như chào cụ già ra đi vĩnh viễn hay tiếc nổi sự thủy chung những ngày cuối cùng thế kỷ 20.
Thế kỷ đã qua và lịch sử không chờ ai cả …….
Mọi việc đã tan biến như thời gian tan biến….
Tất cả sẽ chìm trong quên lãng….
Câu chuyện số 4
Chung thủy “ Made in France”
Thuở thanh xuân, chàng và nàng yêu nhau, 1 cuộc tình đẹp đôi, ở 1 làng quê xa xôi Thừa Thiên. Mối tình không môn đăng hộ đối.
Nàng tên D.
Chàng tên L. theo lệnh gia đình vào Sài Gòn lấy vợ và làm thủ tục sang Pháp.
Trước khi chia tay chàng xin nàng thứ lỗi “ có duyên không nợ” và bảo nàng nên lập gia đình.
Nàng khuyên chàng “ cứ an tâm theo lệnh gia đình, về phần em, em sẽ vẫn ở vậy chờ ”.
Chàng lập gia đình và sau đó sang Pháp.
Sau những biến cố dồn đập nước non, giờ đây chàng đã ngoài 60 và sống ở ngọai ô bác Paris.
Ngày kia tay bắt mặt mừng chàng gặp lại người bạn cũ cùng quê miền Trung xa xôi, vừa từ Việt Nam sang.
Bao nhiêu chuyện thời trẻ được đem ra kể hết.
Người bạn kể lại đã gặp D. , người yêu thời trai trẻ của chàng…
D. vẫn như xưa, vẫn ở vậy và đợi chờ….
Thóang 1 giây ngắn ngủi, chàng trở về với ký ức, nhớ về người yêu miền Trung xa xôi, suốt mấy mươi năm chìm trong quên lãng, bất chợt nó sống lại. Lương tâm chàng rối bời...
L. tự hỏi « D. chờ ai ?»
« D. chờ anh à »
« Trời ơi ! »
Mấy tháng sau , L. về Việt Nam và lặn lội tìm về quê cũ.
Vẫn như xưa, không thay đổi bao nhiêu và chàng đã tìm về đến mái nhà xưa của người yêu cũ.
Nàng nay đã già đi nhiều, tóc đã điểm sương …..
Hai người gặp lại trong tủi tủi mừng mừng.
Chết lặng 1 vài giây phút …..
Không 1 lay động của cỏ cây….
Không có tiếng xào xạc của muôn hoa….
Không gian dường như dừng lại….
Chàng trong 1 chút ngập ngừng “ em khỏe chứ ! “
Dạ ! Em khỏe….
Sao em không lập gia đình ?
Anh không nhớ lần cuối cùng trước khi chia tay, em đã nói với anh là “ em sẽ vẫn ở vậy chờ “ mà ….
Trời ơi.....
Mấy tháng sau, người ta không có tin tức gì của L. cả…
Có người bảo L. đã chết rồi…..
Câu chuyện số 1
Chung thủy theo kiểu U S A
Người chồng giết người vợ, bỏ vào thùng phuy và đổ xi măng vào cho khô cứng . Sau đó quăng thùng phuy xuống vịnh New Jersey .
Sau 1 cuộc điều tra Cảnh sát lần mò ra ánh sáng và khám phá ra xác chết trong thùng phuy.
Nguyên nhân
700 000 US$ tiền bảo hiểm life insurance mà người chồng sẽ đựoc hửong nếu vợ chết trứoc.
Ông chồng có bồ nhí ở Việt Nam.
Đây là câu chuyện phải cố gắng học và lưu tâm. Ở đời không biết trước được chữ ngờ đâu.
Nghe đựoc không ?
Câu chuyện số 2
Chung thủy theo kiểu U S A
Anh D. sống ở miền Đông nước Mỹ gần New York.
Thường ngày anh đi làm về rất muộn. Hôm đó vị hãng có vấn đề kỹ thuật nên anh được về sớm.
Đến nhà anh gõ cửa như thường lệ và D. bất ngờ thấy người mở cửa không phải vợ anh mà là 1 người Mỹ đen.
D. định cung tay đánh, thì người Mỹ đen khóa tay anh lại .
Vợ anh tìm cách gọi cảnh sát.
Mười lăm phút sau, Cảnh sát đến nơi và hỏi ý vợ anh muốn
giải quyết vấn để thế nào.
Vợ D. trả lời « hãy tống cổ tên nảy ra khỏi nhà » và D. có 10 phút để sửa soạn hành lý.
D. bước ra khỏi nhà tay cầm va ly đi lết thết, lang thang.
Nữa ngỡ ngàng, than thân trách phận, nữa quay cuồng với bao nhiêu điều phải giải quyết, về chỗ ngử đêm nay và những ngày kế tiếp.
D. quyết định đến nhà bạn.
Trằn trọc suốt đêm …
Nghĩ đến cuộc doi….
Bèo dạt hoa trôi……..
Nhiều con số không, rồi anh sẽ ra sao ?
Câu chuyện số 3
Chung thủy “ Made in France”
Có 1 cặp vợ chồng dìu dắt nhau cùng đàn con nhỏ bôn ba vạn dậm và cuối cùng đặt chân đến Pháp nhận nơi này làm quê hương thứ 2 . Năm ấy, họ đã ngũ tuần, sống đùm bọc nhau ở vùng ngoại ô nam Paris.
Bà vợ mất.
Người Việt vùng Thiais nam Paris, thường thấy mỗi sáng khoảng 10 giờ, 1 cụ già người Việt vào nghĩa trang Thiais và độ 4 g 30 chiếu lại đi ra.
Lê từng bước chân chậm rãi.
Dường như chân ông không muốn rời nghĩa trang.
Người bạn đời thân yêu của ông đã rời bỏ ông ra đi giữa đường lữ thứ.
Mấy tháng sau, người ta không thấy ông nữa.
Nghĩa trang Thiais vẫn im buồn trong tiếng xào xạc của cỏ cây như chào cụ già ra đi vĩnh viễn hay tiếc nổi sự thủy chung những ngày cuối cùng thế kỷ 20.
Thế kỷ đã qua và lịch sử không chờ ai cả …….
Mọi việc đã tan biến như thời gian tan biến….
Tất cả sẽ chìm trong quên lãng….
Câu chuyện số 4
Chung thủy “ Made in France”
Thuở thanh xuân, chàng và nàng yêu nhau, 1 cuộc tình đẹp đôi, ở 1 làng quê xa xôi Thừa Thiên. Mối tình không môn đăng hộ đối.
Nàng tên D.
Chàng tên L. theo lệnh gia đình vào Sài Gòn lấy vợ và làm thủ tục sang Pháp.
Trước khi chia tay chàng xin nàng thứ lỗi “ có duyên không nợ” và bảo nàng nên lập gia đình.
Nàng khuyên chàng “ cứ an tâm theo lệnh gia đình, về phần em, em sẽ vẫn ở vậy chờ ”.
Chàng lập gia đình và sau đó sang Pháp.
Sau những biến cố dồn đập nước non, giờ đây chàng đã ngoài 60 và sống ở ngọai ô bác Paris.
Ngày kia tay bắt mặt mừng chàng gặp lại người bạn cũ cùng quê miền Trung xa xôi, vừa từ Việt Nam sang.
Bao nhiêu chuyện thời trẻ được đem ra kể hết.
Người bạn kể lại đã gặp D. , người yêu thời trai trẻ của chàng…
D. vẫn như xưa, vẫn ở vậy và đợi chờ….
Thóang 1 giây ngắn ngủi, chàng trở về với ký ức, nhớ về người yêu miền Trung xa xôi, suốt mấy mươi năm chìm trong quên lãng, bất chợt nó sống lại. Lương tâm chàng rối bời...
L. tự hỏi « D. chờ ai ?»
« D. chờ anh à »
« Trời ơi ! »
Mấy tháng sau , L. về Việt Nam và lặn lội tìm về quê cũ.
Vẫn như xưa, không thay đổi bao nhiêu và chàng đã tìm về đến mái nhà xưa của người yêu cũ.
Nàng nay đã già đi nhiều, tóc đã điểm sương …..
Hai người gặp lại trong tủi tủi mừng mừng.
Chết lặng 1 vài giây phút …..
Không 1 lay động của cỏ cây….
Không có tiếng xào xạc của muôn hoa….
Không gian dường như dừng lại….
Chàng trong 1 chút ngập ngừng “ em khỏe chứ ! “
Dạ ! Em khỏe….
Sao em không lập gia đình ?
Anh không nhớ lần cuối cùng trước khi chia tay, em đã nói với anh là “ em sẽ vẫn ở vậy chờ “ mà ….
Trời ơi.....
Mấy tháng sau, người ta không có tin tức gì của L. cả…
Có người bảo L. đã chết rồi…..
Ánh trăng rằm Sóc Trăng
Năm xưa dưới ánh trăng rằm, anh đèo em cộc kệch trên chiếc xe đạp từ hồ nước ngọt về chợ thị xã.
Đêm nay cũng dưới ánh trăng rằm, anh một mình trên đường về Paris, trời đất sao mông mênh quá mà lòng anh trĩu nặng kỉ niệm xưa.
Sóc Trăng mộc mạc và hiền hòa.
Nắng chiều vàng vàng, ánh trăng rằm Sóc Trăng, hai chủ đề bất tận của anh.
Hai chủ đề lúc nào cũng làm anh như khờ như dại mỗi khi anh nhìn thấy ánh nắng chiều vàng nhè nhẹ và ánh trăng rằm.
Sóc Trăng thân thương kỉ niệm và nhớ quá, ai ơi.
Kỉ niệm không phải của anh hay của em, mà là của Sóc Trăng, vì nó luôn ở đó .
Kỉ niệm, anh với tay không chạm thấy, nhưng nó luôn hiện hữu, kỉ niệm không có ngày tháng, nhưng nó mãi mãi trong anh.
Chúc cuối tuần vui.
H.
Những mái tóc bạc trắng
1
Hình 1- Những mái tóc bạc trắng
Trên
ba mươi năm trôi qua, những mái tóc bạc trắng không còn được thấy nữa.
Lòng tôi se lại, một thế hệ đã tan biến. Bây giờ chỉ còn là kỉ niệm.
Cảm xúc đó, chia sẻ cùng ai.
Hình 2-
Con đường Avenue d'Ivry, quận 13 Paris và những chiếc
ghế công cộng bằng
gỗ (1984)
Nhìn lại, thì tóc mình cũng đã bạc trắng rồi.
Mời bạn đến Paris, không phải để giới thiệu về chiến công hiển hách của Napoléon.
Thực sự muốn khoe với Bạn rằng ở đây chúng tôi cũng có Little Sài gòn, cũng có những mái tóc bạc trắng của những cụ già Việt ngồi ở đó, trò chuyện, bạn sẽ được nghe nói tiếng Việt, nhưng than ôi, những mái tóc bạc trắng sẽ không còn nữa.
Nghe
đâu đây, có giọt nước mắt bay trong gió.**************
Kiếp tha hương
3
Nhà chàng ở đối diện bến xe Sóc
Trăng - Sài Gòn.
Những chuyến xe đò đưa
chàng rời khỏi xứ sở đồng quê cỏ nội để đi thật xa và để học tập, trau dồi kiến thức hầu sau
này có thể giúp ích cho xã hội, cho cộng đồng.
Hình 8 - Những con đường
quê hương
Sóc Trăng
Thế rồi sau nhiều năm học tập và chàng Hai Lúa lập gia đình ở Sài Gòn, sau đó ra nước ngòai, chàng quên đi nguồn cội mộc mạc của mình. Chàng như một người Sài Gòn chính cống.
Ba mươi chín năm
sau, chàng nhận được e mail từ những người bạn với vài tên tuổi đã làm gợi lại trí nhớ tệ hại của chàng. Hội đồng hương
Sóc Trăng, cựu học sinh Hoàng Diệu nghe khá
quen thuộc.
Chàng bồi hồi, xúc động, một cảm giác gì đó nghe xa xa gần gần. Xa
vì đã quá lâu không gặp, gần vì nghe rất quen tai.
Những cái tên nghe quen quen như Phan T. Â. , Trần V. O. , Quách H.
H. , Thái K. H. , Nguyễn T. H. , Lưu
K. Y. , Mã D. S. ,
....
Hình 9 - Những chuyến phà xuyên dòng sông Hậu, sông Tiền
Trong cách nghĩ của chàng, thực sự chàng đã là một người khác. Tinh thần dân chủ hơn, không còn thích
nép mình trong khuôn khổ, trong tập quán, phong tục và truyền thống.
Bước đường học tập và cuộc sống của chàng có
nhiều thăng trầm. Ở xứ người, chàng chỉ có mỗi một con đường là học tập, trau dồi nghề nghiệp, làm việc và 1 cuộc sống.
Kiếp tha hương đối với chàng có
nhiều gắn bó, nhiều kỷ niệm, nhiều xúc động, thấm thía và có
nhiều điều kể lại cho bè bạn.
Mỗi khi nói đến tha hương,
kiếp tha hương, chàng không khỏi xúc động.
Vài mẫu chuyện nho nhỏ muốn kể với Bạn, để quên đi thân phận kẻ tha
hương.
Hình 10- Hồ nước
ngọt
quê tôi
* *
Phát biểu của vị Chủ tịch hội đồng nghiên cứu khoa học bệnh lý thận ở Đại học Y khoa Paris-Bichat
nói về một chàng trai từ phương xa đến Paris để học tập và nghiên cứu như sau.
Hình
11- Đại học Y khoa Paris - Bệnh viện đại học
Bichat
Kính thưa Quý Vị ,
Tôi xin giới thiệu ông Nguyễn Văn Lúa, một nhà nghiên
cứu khoa học 34 tuổi với khoảng mười công trình nghiên cứu khoa học về hóa ứng dụng, toán thống kê, ứng dụng electrophoresis
trong cận lâm sàng.
Thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Cá nhân
tôi, tôi trân trọng những gì ông Nguyễn văn Lúa đã làm
và đã cống hiến cho khoa học ( vỗ tay ) .
Mạn phép cho tôi được hỏi ông Nguyễn Văn Lúa, tại sao ông lại chọn con đường nghiên cứu khoa học, con đường sẽ không mang đến cho
ông sự thịnh vượng hơn,
ông có thể chia sẻ với chúng
tôi có được chăng?.
Chàng Hai Lúa trả lời: vì tôi
rất thích (vỗ tay, có tiếng xì xào: c' est incroyable).
E*Trade U.S.A. hỗ trợ cho tác phẩm
« Handbook of technical trading- Scientific way to trade
successfully » có cái gì đó vui vui, ngộ ngộ.
Tác phẩm
« The last days, a last chance » được thông báo đến 1 vài viện hàn lâm khoa học hoặc được đề nghị hợp tác bởi Nova
Science Publishers, American writers, Imagine Science Film Festival New
York 2011, 2012.
Đối với kiếp tha hương, như thế này cũng chỉ là để qua ngày tháng, cho nỗi nhớ quê không làm quặn thắt từng cơn và cho lòng yên tĩnh trước cuộc đời đầy áp lực và cuối cùng còn lại cái gì đó cho con
cháu.
Hình 12- E*Trade U.S.A.
" đây không phải quê hương của ông Ngoại đâu nghe
con....".
Cháu Hai Lúa hỏi : " Chứ quê
ông Ngoại ờ đâu hả ông Ngoại ".
Hai Lúa trả lời:
" Quê ông Ngoại ở xa lắm con
à " (hình như Hai
Lúa có 2 giọt nước mắt và lau
vội).
Cháu Hai Lúa hỏi :
"Ông Ngoại khóc hả Ông Ngoại"
Hai Lúa trả lời : "Không có con à, quê Ông Ngoại ở Sóc Trăng, xứ Việt Nam, xa lắm con
à"
Cháu Hai Lúa hỏi : " Việt Nam ở đâu
hả Ông Ngoại, Sóc Trăng là gì vậy Ông Ngoại ".
Hai Lúa trả lời : " Sóc Trăng là 1 tỉnh nhỏ ở miền Nam nước Việt nghe
con, cách đây độ mười nghìn dậm con
à"
Cháu Hai Lúa hỏi :" Ngày xưa Ông Ngoại có đi học
không?"
Hai Lúa trả lời : " Có, ông Ngoại học trường Hoàng Diệu ".
Lời nhắn nhủ của trẻ thơ
Kính các Bác, con là cháu Ngoại Ông Hai Lúa
Ông Ngoại con ngày ngày thức đến một hai giờ sáng để viết tác phẩm gì đó con cũng
không biết, liên
quan đến sự nóng lên của trái đất, nghe nói rất lâm nguy. Con
thì không hiểu gì cả. Nhưng Ông Ngoại con nói cái gì đó
như là băng bắc cực, nam cực đang tan ra,
nước sẽ ngập . Con sợ nước ngập lắm, khí CO2,
CH4 gì đó bay ngộp bầu trời, con cũng chẳng hiểu. Nghe nói nguyên
nhân là các Bác, ông Ngoại con và tất cả mọi người chạy xe ào ào, chặt cây rừng và bây giờ người đông quá tải.
Hình 13- Hàm lượng CO2 trong khí quyển đã vượt
quá ngưỡng an tòan
Con cũng chẳng hiểu gì cả, chỉ biết là rất bất thường, mọi thứ đã trở nên không còn ổn định và tai họa sẽ có thể giáng xuống không biết ngày nào nữa. Con xin các Bác làm được gì tốt cho tai họa tránh xa ra,
để tụi con sống được thêm 1 thời gian.
Con lạy các Bác.
Con đang lạy các Bác đây.
Phỏng dịch :
H.
********************
T.T.T.H.
Không còn 1 giọt nước mắt dành cho
em
4
Sau năm
1975, chàng quen nàng trong nhóm sinh hoạt sinh viên.
Chàng xem nàng như đứa em gái nhỏ hơn
3 tuổi. Trò chuyện thân mật nhiều năm.
Vài năm
sau, chàng lập gia đình và ra nước ngòai định cư.
Ba mươi ba năm sau, mẹ chàng ra nước ngòai thăm con trai. Và nhắc lại chuyện xưa.
Mẹ chàng bảo có lần T.H. đã rưng rưng
nước mắt ôm chầm lấy đứa con trai 4 tuổi của chàng.
Chuyện thật bất ngờ.
Thế mà, ba mươi ba năm sau anh mới được biết.
Hình
bóng nàng vương vấn đâu
đây.
Ray rức, vằn vặt, buồn thương.
Hình 14- Em đã rời khỏi
thế
giới
này lặng
lẽ
Một thế hệ tan tác, những cánh chim Hoàng Diệu đã nằm xuống,
những cánh chim
lạc đàn, những con chim
gãy cánh, những cánh chim vô thừa nhận, quá nhiều đau thương. Anh đã không còn giọt nước
mắt nào dành cho em.
Em đã rời khỏi thế giới này lặng lẽ.
Ôi ..
Thân phận nước tôi…
Thân phận dân tôi...
Thân phận của em và của anh...
H.
************
Một cõi trở về
5
Người Việt Nam ta có
một phong tục bất di bất dịch từ ngàn đời là rất coi trọng nơi chôn nhau cắt rún. Qua năm tháng và do cuộc sống hiện đại, quan niệm đó được biến đổi, chuyển đổi chút ít.
Biến cố năm 1975, lọat lọat người bỏ nước ra đi, có khi đã bỏ mạng, rời nơi chôn nhau cắt rún do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Rồi nhiều đàn chim đi đi về về, nói chung mỗi người một vẽ, mỗi người 1 lý do, có người thề không trở về xứ Việt, không trở về ngay cả quê hương Sóc Trăng.
Nhưng Bạn ơi, thực sự trong lòng
họ vẫn hòai cố quốc, dưới dạng nầy hay dạng khác mà thôi.
Một số phần trăm nhất định thành
công về vật chất và cuộc sống nói chung ở hải ngọai, chấp nhận quê hương
mới là OK 100 % ( 100 % từ vật chất đến tinh thần) .
Một số khác với nhiều phần trăm hơn, thì ngại nói ra, chỉ chấp nhận quê hương
mới 50 % / 50 %.
Một số nữa, là ít thành công về vật chất và cuộc sống nói chung. Thì sẽ nói với Bạn là, tôi sẽ về Việt Nam, với rất nhiều ý nghĩa; muốn hiểu sao cũng được.
Ở Âu Châu, người Việt sống và cảm thấy thân phận tha hương có phần mạnh hơn,
thấm thía hơn các nơi
khác, như Úc châu hay Mỹ Châu. Vì ở đây, chúng tôi được gọi là
"ré- intégration", có thể tạm gọi là hội nhập, hòa nhập với đời sống và nước sở tại, với quốc gia sở tại (khi hồ sơ được chấp nhận vào quốc tịch) .
Nói
chính xác hơn, Bạn phải tự tìm cách
thích nghi vào "quốc gia " sở tại.
Chứ không giống như
các Bạn bên Mỹ, Bạn có thể tự nói là "I am american", 1 cách hãnh diện, không ai đến sửa lưng các Bạn.
Còn như
ở Pháp, khi tôi nói " Je suis français
", nếu có ông bạn Police đứng cạnh, sẽ tiến đến gần bạn và rĩ vào
lỗ tai Bạn "anh
nghĩ anh là người Pháp hả ", còn
khuya, mày là thằng Chệt (chệt =
chinois).
Và trong cuộc sống có phần gian nan hơn,
phải tranh đấu nhiều hơn, còn ai khôn ngoan,
nhanh tay nhanh chân, cứ mở cái nhà hàng và để là
Vietnamese restaurant, hay cuisine vietnamienne là cuộc sống có phần thoải mái hơn,
không cần học Kỹ Sư hay Tiến Sĩ làm gì cho mệt.
Hình 15- Bên bờ sông Sóc Trăng
Hình 16- Để làm quen dần
với
Chúa
Hình 17- Để
làm quen dần
với
cõi Phật
A Di Đà
Và Bạn sẽ thường nghe ở đây, người ta dùng chữ kiếp tha
hương, người tha hương, kẻ lưu vong, hay người vô tổ quốc, rất hợp, mà
không ngại ngùng gì.
Bây giờ nếu Bạn chịu khó, tìm
hiểu số ít thành
công về mặt vật chất ở nhiều nơi
và đặc biệt là ở Châu Âu hay ngay cả ở Úc Châu và
Mỹ Châu, bạn sẽ thấy rằng, họ tự suy nghĩ và tìm cho mình một chỗ quay về, 1 chốn trở về " back
home" với nhiều ý.
Và đã có nhiều người đi chùa và nhà thờ hơn, nhất là các bạn bước vào tuổi trên 45, thấy bè bạn đồng lứa từ từ ra đi " không ngày trở lại".
Nhưng
thưa Bạn, thật ra đó cũng chỉ là một quy luật, một bản năng tự nhiên mà thôi.
Người ta suy nghĩ, do nhiều hoàn cảnh bức bách hay không bức bách mà phải bỏ nước ra đi, rồi sống ở xứ người. Như vậy, sẽ về đâu?
Dĩ nhiên
về đâu ai cũng biết rồi.
Cõi trở về, đó là họ muốn tìm đến và tìm biết.
Chùa và nhà thờ là 2 nơi họ đã đến, nhất là week ends, để làm quen dần.
Với Thượng Đế.
Với cõi Phật A Di Đà chẳng hạn.
Với Chúa.
* *
Thực sự muốn nói với Bạn rằng, cho đến nay, con người, khoa học và cõi xa
thẵm của Phật đã ở 1 bước ngoặt, 1 "giao diện =
interface" đặc biệt. Đó là, sự khám phá
khoa học gần đây nhất. Rằng là 74% cấu trúc của toàn vũ trụ là 1 loại năng lượng mà khoa học đang gọi
là Dark Energy (Bạn đừng nhầm với black nhé).
Các nhà
khoa học hứng thú rất nhiều về đề tài này, ít
nhất là vài thập kỹ tới.
Hiện nay kiến thức nhân loại đang
nằm " ì " tại đó.
* *
Quan niệm về Dark Energy
bắt nguồn từ nhiều khám phá
khác nhau, trong đó phải kể công thức bổ sung chỉnh đổi của Einstein
những năm tháng cuối đời của ông.
Trước đó ông đưa ra khái niệm vũ trụ
"static", 1 thời gian
sau, thấy mọi người quan sát vũ trụ " in expansion ". Einstein mới cố gắng ngày đêm thao thức để bổ sung 1 công thức mới để cho xứng danh 1 vũ trụ
« in expansion » với 1 hằng số gọi là hằng số vũ trụ (
cosmological constant = đó là cách làm trong Toán Học ).
Sau đó
cũng có rất nhiều ý kiến.
Nhưng
rốt cuộc, nhờ có hằng số vũ trụ này, ngày
nay các nhà khoa học khám phá được rằng là 74 % cấu trúc vũ trụ, có nghiã
là hầu như nó bao trùm khắp
vũ trụ là
dark energy.
Dark energy
đối với đa số các nhà vũ trụ học là tác động "đẩy" và " gia tốc " của vũ trụ "in
expansion" trái lại với lực hấp dẫn.
Khoảng từ sau 1990,
do sự phát triển, công thức chỉnh đổi, bổ sung Einstein,
người ta ghi nhận là hằng số vũ trụ là hợp lý (về mặt lý thuyết và lý luận).
Tạm thời là như thế.
* *
Hiện nay họ nhận xét qua
nhiều quan sát thì 74% vũ trụ (nature) là "dark energy " là
1 loại năng lượng cực kì đặc biệt, mà khoa học biết khá ít, từ nature cho đến các thông
số để có thể tìm cách quan sát nó.
Thực sự đây là toàn bộ bí ẩn của vũ trụ và sự hiện hữu của sự sống.
Sau đây
xin được cung cấp cho Bạn 1 vài ý như
sau để tham khảo:
. đặc tính của dark energy là bản thân trong
dark matter năng lượng hay ánh sáng xuyên qua, sẽ không bị phản chiếu hay hấp thụ. Nhưng
khi hạt phôton nào xuyên qua nó thì năng lượng lại tăng lên,
. áp suất âm, negative ( cái này gay go đó ),
. dark energy không thuộc chuỗi sóng điện từ
electromagnetic (cái này khoa học hiện mù tịt).
Theo một chương trình nghiên cứu của nhóm chuyên viên khoa học Bộ Quốc Phòng Pháp và Chính phủ Nhật, biophoton phát ra từ những chuỗi tế bào của Bạn
(your body ), có cường độ intensity,
đo vào khoảng 10-16 W/cm2 (đọc là 10 lũy thừa trừ 16 ) và nhiều
nghiên cứu khác nhau cho biết rằng biophoton
có tính năng coherence. Là tính năng cực kì đặc biệt, nó giống như kiểu tia laser.
Về biophoton có cái gì đó có liên quan đến dark energy của toàn vũ trụ.
Đại cương bạn tạm hiểu là giữa dark
energy và biophoton có liên quan với nhau.
Vì biophoton
là điều mà khoa học đã khám
phá rồi.
Nguồn gốc từ đâu phát sinh (human cell + DNA) và tại sao nó lại coherence (giống kiểu laser).
Chỗ này còn nhiều tranh cãi
lắm ( tức là nguồn phát ra biophoton đó Bạn ạ ).
Công
trình nghiên cứu " The last days - A last
chance" (volume 2) là sẽ làm sao cho nó " dính "
lại với nhau.
Để có thể hiểu rằng biophoton và dark energy chiếm 74% cấu trúc toàn
vũ trụ là có liên quan với nhau.
Theo quan điểm Ấn độ giáo là nó liên quan rất mật thiết với nhau.
Nền nền văn minh Ấn Độ (tôn giáo) gọi là năng lượng vũ trụ.
Hình
18- Biophoton phát ra từ những chuỗi
tế
bào của
Bạn
(your body)
Tôi không dùng ngôn ngữ Ấn Độ Giáo hay Thần học
vì bản thân tôi
không thích mà chỉ dùng ngôn ngữ khoa học.
Hình
19 - Dark energy đối với các nhà vũ trụ
học
là tác động
"gia tốc"
của
vũ trụ
in expansion
Tóm lại...
Cõi trở về hay Back
home của người Việt ta là khá
" chuẩn".
Một phần do xa quê
hương, nhớ về nơi chôn nhau cắt rún.
Tìm đến chỗ trở về là tìm về cội nguồn cõi tâm
linh (tôi ngại dùng chữ tâm linh lắm).
Khi bạn nhìn thấy những cụ già Việt lim dim niệm A di đà Phật hay lần chuỗi.
Bạn đừng xem thường nhé.
Có nhiều điều hay lắm đó, có khi Bạn chưa biết đó thôi…
Chúc Năm
mới vui
H.
Một buổi chiều nhớ quê
6
Xa Sóc Trăng đã lâu, thế mà hôm nay nhân một buổi chiều có nắng vàng Paris, nhớ da diếc những tháng
ngày êm ả của xứ đồng quê cỏ nội, cũng nắng chiều vàng nhè nhẹ làm dịu lòng người, một thóang
thái bình của những chàng thanh niên mơ mộng về một tương lai với bom đạn nổ từng ngày.
Hình 20 - Một
buổi
chiều
nhớ
quê
Nắng chiều Sóc Trăng
vẫn thế, nhưng
những cơn sóng dữ của mùa hè 1972 làm
tan biến những giấc mơ về một tương
lai mờ mịt khói.
Rồi 1979, từng đòan người lũ lượt ra đi, thân ai nấy lo, mạng ai nấy giữ.
Ba mươi
ba năm sau, gặp nhau trên mạng Internet, cũng rơm rã tiếng nói cười. Chúng ta chỉ còn độ 300.
Hình 21 - Nhớ những buổi
chiều có nắng vàng Sóc Trăng
Trong chừng mực nào đó, chúng ta không phải là nhiều.
Mỗi thế hệ Hòang Diệu là một sức sống, một nhân sinh
quan.
Bài viết này chỉ muốn nói về nổi nhớ quê của một chàng trai ( bây giờ là 1 ông già 59 ) có nguồn cội mộc mạc, nhớ quê hương, nhớ gia đình, nhớ bè bạn.
Nhớ những buổi chiều
có nắng vàng
Sóc Trăng, đi dọc đường quốc lộ 4 đến An Trạch rồi quay về. Mùi lúa thơm từ những thửa ruộng hai bên đường, đến bây giờ vẫn còn phảng phất đâu đó trong ký ức hay trong
cơn gió nhẹ .
Gặp lại nhau, một tiếng hỏi chào hay một hình ảnh củ kỹ, đã làm lòng người tê tái.
Bài viết này không có ý khuyên đời.
Chỉ bình dị như
chỗ bè bạn.
Chúng ta có thể có tổ tiên là những tóan quân nhà Minh từ Trung Hoa không thuận với triều Mãn Thanh mà bỏ nước ra đi.
Chúng ta
có thể có tổ tiên lả nhóm tàn quân Tây Sơn bị quân Nguyễn Ánh rượt đuổi đến vùng Ngã Bảy vào 1 đêm tối năm 1802.
Bạn cứ xem họ của mình thì
biết Bạn có tổ tiên là ai rồi.
Một thời gian sau họ đi dần xuống vùng Sóc Trăng để sinh cơ lập nghiệp .
Nguồn gốc chúng ta
là thế đó các Bạn ạ. Chúng ta có chung lịch sử độ 200 năm.
(Tự hào là người Việt nam, 1989, Cao
Thế Dung, www.amazon.com )
Và cũng chính nơi đó có mái trường Hòang Diệu.
Chúng ta
đã gặp nhau.
Mái trường ấy có còn quý mến nữa hay không?
Dù gì chúng
ta cũng là những anh em mà tổ tiên ta đã sống chết trên mãnh đất này trên
200 năm rồi đó bạn ạ.
Cuối cùng bài viết này có ý
gì ?
Không có
ý gì cả, ngọai trừ muốn tất cả chúng ta,
những cựu học sinh Hòang Diệu gặp nhau và nhớ rất rõ chúng ta không phải là kẻ thù của nhau.
Rất cần thiết bắt tay nhau và chào 1 tiếng " chào anh chào chị " hoặc “
Hello “ , “ Bonjour “ , “ Guten Tag “ .
* *
Dù là một hội ái hữu cựu sinh viên
Đại học Y khoa
Minh Đức
Sài Gòn hay cựu học sinh Chu văn An,
những thế hệ khác nhau cũng có nhân sinh quan rất khác biệt. Tôi đã trải qua cảm xúc này suốt 12 năm với họ . Một xúc cảm không có cảm xúc.
Hình 22 - Đại học Y khoa
Minh Đức Sài Gòn
Hình 23 - Thời sinh viên
Rất nhiều dị biệt và thực sự nó gần giống như là « gặp lại, rồi đường ai nấy bước...tới ».
Nói gì đây...
À…
Tôi sẽ nói với anh, xin lỗi anh, nếu tôi đã làm
anh không hài lòng và tính ra người Pháp khá lịch sự khi nói " je ne sais pas si cela vous conviendra
".
H.
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
QUA CÁC
THỜI ĐẠI
( từ lội bộ đi tìm cố nhân cho đến Chat Yahoo và Cell phone )
7
Đi tìm cố
nhân
(15 000 kms , 30 năm)
Rời Việt Nam khoảng những năm 1984, sinh sống và định cư tại Pháp.
Hình 24 - Cell
phone
Ngày ngày rảo bước trên các nẽo đường, trong xe điện ngầm, trong khuôn viên Đại học Paris, lòng cứ tưởng đâu đó có cặp mắt của người thân quen, đang nhìn mình như thuở nào trên sân trường Hoàng Diệu. Nhưng than ôi, đó chỉ là ảo tưởng.
Những năm 1995, thời mà Internet còn rất phôi thai, những mong có được phương tiện hiện đại để tìm người thân quen, tìm lại cố nhân, nhưng
đó cũng chỉ là
mơ mộng hảo huyền.
Từ search
people đến web
www.truongxua.net,
chuyện tửơng chừng như tuyệt vọng .
Nhưng rồi chàng gặp lại cố nhân.
Từ Sóc Trăng đến Sài Gòn.
Từ Sài Gòn
đến Paris và cuối cùng chuyến bay Air Tahiti
Paris-Los Angeles, 1 cuộc hội ngộ 30 năm.
Hình 25 - Chuyến bay Air Tahiti Paris - Los Angeles
Chàng và nàng gặp lại nhau trên 1 vùng đồi cao giữa lòng thành phố Los Angeles.
Nửa mừng, nửa bở ngở.
Hình 26 - Cuộc hội ngộ 30 năm - Los Angeles
Tóc anh và em giờ đây đã bạc mầu.
Tình em và anh giờ đây nhẹ như làn gió thỏang.
Và cuộc hội ngộ nào cũng đến lúc phải chia tay.
Đi tìm cố nhân
(2 000 kms, 20 năm)
Tôi có xem bộ phim về 1 chuyện tình ở Đông Âu thời phong kiến, chàng và nàng yêu
nhau, mối tình đẹp nhưng không môn đăng hộ đối. Nàng
vâng lời cha mẹ lập gia
đình với người giàu có phương
xa.
Chàng là
nghệ sỹ lang thang, lặn lội trong
vô vọng đi tìm người xưa,
nghìn trùng vạn dậm .
Một ngày
kia, nàng nghe được bản đàn xưa của chàng nhạc sỹ, như ai oán nỉ non.
Nàng nhờ người hầu cận đi găp.
Khi đến nơi, người hầu nhìn thấy 1 cụ già gầy còm, vàng vọt xanh xao và
trút hơi
thở sau cùng giữa trời đông giá rét, rừng thông âm u.
H.
Chị Đỗ thị Minh Giang sưu tập
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh năm
1916, quê gốc Nam Định. Lớn lên ở Hà Nội, đỗ tú tài 1937. Nho học, Tây
học đều thông suốt. Học Luật khoa nửa chừng rồi bỏ. Có một thời làm
kiểm soát sở Hỏa xa Đông Dương rồi cũng bỏ, đi dạy học ở Thái Bình,
Hải
Phòng. Sống phóng khoáng giang hồ lãng tử. Từ năm 1940 mới 24 tuổi đã
xuất bản tác phẩm đầu tay Thơ say, gây hào hứng bừng dậy một làn gió
mới trong giới văn nghệ sĩ Hà thành lúc bấy giờ. Sau đó lần lược ấn
hành
những tập thơ Mây (1943) Trương Chi (1944) Thơ lửa (1947) Thằng Cuội
(1952).
Đến năm 1954 Vũ Hoàng Chương rời bỏ Hà Nội, lên đường di
cư vào Sài Gòn, tiếp tục nghề dạy học và tất nhiên là viết văn làm thơ.
Hòa nhập nhanh chóng vào sinh hoạt văn nghệ miền Nam, ngay cuối năm 1954
đã cho ra mắt liền thi phẩm Rừng phong tại Sài Gòn. Năm 1959 tập thơ
Hoa đăng đoạt giải nhất về thi ca. Cũng năm này, thi sĩ sang Bỉ dự hội
nghị Thi ca Quốc tế, rồi sang Thái Lan dự Văn bút Á Châu (1964) qua Nam
Tư dự Văn bút Quốc tế (1965). Từ năm 1969 đến 1973 Chủ tịch Trung tâm
Văn bút Việt Nam.
Ở Sài Gòn, Vũ Hoàng Chương có Gác Mây là nơi
lui tới của anh em văn nghệ bốn phương. Được thở bầu không khí tự do
trên mảnh đất mới, khơi dậy hồn thơ bẩm sinh vốn đa tình đa cảm, thi sĩ
như nhập vào suối nguồn sáng tạo trào tuôn lai láng nên nhiều thi phẩm
tâm đắc ra đời như Tâm sự kẻ sang Tần (1961) Cảm thông (1961) Trời một
phương (1962) Lửa Từ bi ( 1963 ) Ánh trăng Đạo lý (1966) Bút nở hoa đàm
(1967) Cành mai trắng mộng (1968) Ta đợi em từ ba mươi năm (1970) Ngồi
quán (1971) Đời vắng em rồi say với ai ? (1971) Chúng ta mất hết chỉ còn
nhau (1973) và Ta đã làm chi đời ta ? (1974).
Ta đã làm chi đời
ta ? Là một tập hồi ký, nhà thơ kể lại chuỗi ngày tháng lang thang lêu
lổng với giới văn nghệ sĩ, những cuộc ngao du phiêu bồng đây đó thời
thanh xuân tuổi trẻ trước 1954 ở miền Bắc.
Vũ Hoàng Chương là một
thi sĩ vĩ đại của văn học Việt Nam, một nhà thơ trữ tình lãng mạn, chứa
chan cả trời thơ đất mộng lung linh. Tình thơ chất ngất bay cao vút tận
đỉnh trời lồng lộng, ý thơ nồng nàn tha thiết, cháy bỏng bao nỗi niềm
rung ngân bất tuyệt những tiếng lòng vọng lên từ sâu thẳm tâm tư.
Từ
tính chất ưa tự do phóng đãng, thích phiêu lãng tang bồng, thi sĩ bỏ xứ
ra đi làm một gã phong trần với túi thơ bầu rượu ngất ngưởng nghêu
ngao. Thời tiền chiến ở miền Bắc, hình như phủ trùm lên một bầu khí hậu u
buồn thảm đạm sao đó, khiến cho hầu hết giới thanh niên trẻ tuổi đều
mang tâm trạng lạc lõng bơ vơ, đi mà chẳng biết đi về đâu giữa biển đời
lênh đênh không bờ bến :
Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng
Xuôi về Đông hay dạt tới phương Đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi
Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh
Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi trơ vơ
Đời kiêu bạt không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ
Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt
Treo buồm cao cùng cất tiếng hò khoan
Gió đã thổi nhịp trăng chiều hiu hắt
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan
Thuyền viễn xứ chèo qua dòng Suối mơ
huyền ảo Văn Cao hay Con thuyền không bến bềnh bồng theo Đặng Thế Phong
là những cuộc lữ long đong của cả một thế hệ bơ vơ, ngơ ngác chẳng biết
về đâu giữa ngã ba đường. Đó là buổi giao thời xung đột giữa cái cũ và
mới, giữa Đông và Tây, giữa Cộng sản và Tư bản. Cùng thời với Vũ Hoàng
Chương có Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Lê
Đạt, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Tô Hoài, Thế Lữ… Hầu như trước
sự bế
tắt tâm tư thời đại, tất cả những tâm hồn nhạy cảm ấy đều tìm đến men
rượu say tình cho nguôi ngoai đi nỗi sầu thế sự, Vũ Hoàng Chương cũng
đắm chìm trong hương vị túy lúy cuồng ca quá đỗi trằn trọc, quằn quại
thê lương :
Trăng của nhà ai trăng một phương
Nơi đây rượu đắng mưa đêm trường
Ồ ! Đêm tháng sáu mười hai nhỉ
Tố của Hoàng ơi ! Hỡi nhớ thương
Là thế là thôi là thế đó
Mười năm thôi thế mộng tan tành
Mười năm trăng cũ ai nguyền ước
Tố của Hoàng ơi ! Tố của anh
Tháng sáu mười hai từ đấy nhé !
Chung đôi từ đấy nhé lìa đôi
Em xa lạ quá đâu còn phải
Tố của Hoàng xưa Tố của tôi
Men khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu ghi mười hai
Tình ta ta tiếc cuồng ta khóc
Tố của Hoàng nay Tố của ai ?
Tay gõ vào bia mười ngón dập
Mười năm theo máu hận trào rơi
Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
Khúc Cổ bồn ca gõ hát chơi :
Kiều Thu hề Tố em ơi !
Ta đang lửa đốt tơi bời Mái Tây
Hàm ca nhịp gõ khói bay
Hồ xừ xang xế… bàn tay điên cuồng
Kiều Thu hề trọn kiếp thương
Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô
Xừ xang xế xự xang hồ
Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên
Kiều Thu hề Tố hỡi em
Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bừng
Xế hồ xang… khói mờ rung
Nhịp vương sầu tỏa năm cung ngút ngàn
Mang
mang thiên địa sầu là một mối sầu thương khủng khiếp đoạn trường. Phải
chăng đó là điều thường xảy ra trong những cuộc tình du dương thắm thiết
của tài tử giai nhân ? Những cuộc tình si đầy chất tương tư ủy mị, vì
có thể làm cho người ta đi đến chỗ điên cuồng, tuyệt lộ, tự tử nếu không
có một lối thoát nào đó mở ra. Ở đây nhà thơ bế tắt chẳng biết ngõ
thoát nào hơn là say và say đắm đuối cho quên hết nỗi niềm :
Say đi em ! Say đi em !
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt
Rượu rượu nữa và quên quên hết
Ta quá say rồi
Sắc ngả màu trôi
Gian phòng không đứng vững
Có ai ghì hư ảnh sát kề môi
Chân rã rời quay cuồng chi được nữa
Gối mỏi dần rơi
Trong men cháy giác quan vừa bén lửa
Say không còn biết chi đời
Nhưng em ơi !
Đất trời nghiêng ngả
Mà trước mắt Thành Sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngả
Thành Sầu không sụp đổ em ơi !
Bức
tường thành vách sương mù u mê ám chường đầy rêu phủ u sầu kia tuy vô
hình mà dữ dội kinh hồn, khiến cho người ta bị vây khổn, ngột ngạt trong
lùng bùng khủng hoảng, run rẩy sợ hãi, hụt hẩng chới với bởi những trận
gió từ sa mạc hư vô thổi đến một cách bất ngờ, không sao lường trước
được. Trước bao nhiêu sự việc biển dâu, nhà thơ đều im lặng chấp nhận
nhưng không thể bình thản, an tâm được khi tình yêu tha thiết đột nhiên
chấm dứt nửa chừng. Chao ơi ! Không biết vì sao cứ bàng hoàng, thảng
thốt, hỡi thuyền quyên thực nữ, hỡi thiên hương quốc sắc lặng lẽ qua
cầu. Rưng rưng tiễn biệt mà đau xót lòng :
Sóng dậy đìu hiu biển dấy sầu
Lênh đênh thương nhớ dạt trời Âu
Thôi rồi tay nắm tay lần cuối
Chia nẻo giang hồ vĩnh biệt nhau
Trai lỡ phong vân gái lỡ tình
Này đêm tri ngộ xót điêu linh
Niềm quê sực thức niềm quan ải
Giây lát dừng chân cuộc viễn trình
Tóc xỏa tơ vàng nệm gối nhung
Đây chiều hương ngát lá hoa dung
Sánh đôi kề ngọn đèn hư ảo
Mơ kiếp nào xa đã vợ chồng
Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay
Buồn mưa trăng lạnh nắng hoa gầy
Nắng mưa đã trải tình nhân thế
Lưu lạc sầu chung một hướng say
Gặp gỡ chừng như truyện Liêu trai
Ra đi chẳng biết một ngày mai
Em ơi ! Lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai ?
Còn
ai đâu mà bốc cháy, say sưa nữa, khi em là người yêu, người tình, nàng
thơ diễm tuyệt, là tri âm tri kỷ, chí cốt ruột rà nhất đã dứt áo ra đi.
Đi là đi mất đi biệt như đóa hoa vô thường rơi tàn tạ hương sắc mong
manh xuống vườn hồn tả tơi bao xác lá. Nhà thơ lãng mạn Vũ Hoàng Chương
đã trọn vẹn quăng ném hết tâm tình mình vào cuộc mộng tình yêu kiều
diễm, từng nốc cạn bầu rượu tình ái đến ly cuối mặn nồng bốc lửa hoan
say chuếnh choáng, chàng rộn ràng dấn bước nhập cuộc để khai triển, khám
phá hết những mối ưu tư thầm kín, những tình cảm nhiệt liệt thấm thía
trong tận đáy lòng sâu thẳm tâm linh.
Tình và tâm cùng hòa âm
thâm cảm, giao hòa thấu suốt muôn chiều tim máu sâu xa nên đã va chạm
đến thần hồn vi diệu tuyệt trần Phật giáo. Thật vậy, thi ca Vũ Hoàng
Chương đã tìm được một lối thoát ngoạn mục, đã phiêu nhiên bay vào
phương trời bát ngát Tâm Thiền uyên áo, đóng góp một phần rất lớn vào
văn học Phật giáo Việt Nam qua ba thi phẩm sáng ngời Lửa Từ bi, Ánh
trăng Đạo lý và Bút nở hoa đàm đậm đà bản sắc nhân văn. Trăng lòng uyên
nguyên hiển lộ, long lanh lấp lánh vô ngần :
Phật có bàn tay dẹp bất bình
Cả ngàn con mắt chiếu vô minh
Chỉ đôi tai Phật sao nghe xiết
Tiếng khóc giờ đây của chúng sinh ?
Nước
mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển đại dương là một cách diễn đạt sự
thống khổ của nhân gian là vô số khổ lụy đoạn trường. Vậy bằng phép lạ
nhiệm mầu nào, Đức Phật có thể ra tay cứu độ hết tất cả mọi khổ đau,
trầm thống điêu linh của nhân loại được đây, hay phải tự mình chuyển
hóa, thăng hoa theo thể lệ “Tự mình thắp đuốc lên mà đi ?”
Lặng
lẽ âm thầm, thi sĩ sớm bắt gặp Phật giáo Thiền tông và lãnh hội được
tinh túy của Thiền, cho nên hồn thơ đã chuyển sang hướng giải thoát,
phong quang sáng tạo chứ không còn chìm đắm trong men say rượu, say tình
như thời tiền chiến thuở xưa nữa. Cái thời buồn nôn, hư vô, chán chường
ấy đã xa như tiền kiếp, thi sĩ hồi sinh lại giữa ánh hào quang Tuệ giác
siêu việt của Hoa Nghiêm, Kim Cang, Bát Nhã quá độ vô cùng vô tận, rạt
rào vô lượng vô biên.
Tuyệt vời làm sao, khi thi sĩ nhập định,
cất lên tiếng Nguyện cầu, lời đại nguyện âm thầm thâm thiết, chuyển hóa
thế giới nội tâm, thể hiện một bước nhảy đáo bỉ ngạn sang bên kia bờ. Mở
đầu bài thơ, thi sĩ nêu ra một nghi vấn, một câu hỏi trọng đại trước lý
vô thường, trước lẽ sinh tử luân hồi của kiếp người giữa vũ trụ mênh
mông :
Ta còn để lại gì không ?
Kìa non đá lở nọ sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Ta
là ai ? Ta là kẻ nào trong cuộc lữ trăm năm ? Phải chăng ta là một con
người sinh ra lớn lên giữa cuộc đời : Làm việc, đấu tranh, giành giụm,
tích trữ vật chất và tinh thần, rồi cuối cùng tử thần vụt đến dẫn ta đi
vào hố thẳm u linh, kinh hoàng nơi cõi chết mịt mù tăm tối ? Chết là
chấm dứt hết tất cả mọi sự hay sao ? Thi nhân sững sờ tự hỏi : “Ta còn
để lại gì không ?” Khi mà “Kìa non đá lở nọ sông cát bồi”. Chới với
trước vạn vật đổi thay, đất trời thiên diễn, vô thường như thế, nhà thơ
sực thấy mình từ đời thuở nào đã xoay chuyển mãi trong vòng luân hồi
sinh tử u minh, mù mù phía trước, mịt mịt phía sau, làm kẻ phong trần
khách, lang thang như gã cùng tử giữa cuộc lữ muôn trùng… Giữa muôn
trùng cuộc lữ phiêu linh, một hôm bất ngờ bỗng sực thấy :
Trông ra bến hoặc bờ mê
Nghìn thu nửa chớp bốn bề một phương
Ta van cát bụi trên đường
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này
Bờ
bến nào huyễn hoặc, bến bờ nào vọng mê hỡi cõi hỗn độn phù du phủ đầy
hư ảo vô minh ? Khiến cho thi nhân trong giây phút nhập thần, chợt thấy
thiên thu trong một ánh chớp và bốn bề mười phương trong một giây phút
thực tại bây giờ.
Bây giờ và ở đây, cuộc lữ lại tiếp tục lên
đường viễn xứ, nhưng từ đây thi sĩ đã thoáng hiện thấy một cõi đi về Cố
quận ở bên trong tâm hồn vốn trong xanh thanh tịnh. Đó là cõi quê lòng
trong trẻo xanh biếc nguyên sơ, chưa từng vướng mắc, ô nhiễm bụi phù
trần, nên thi sĩ chân thành lên tiếng tỏ bày, bộc bạch một cách thiết
tha “Ta van cát bụi trên đường. Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.”
Đi trên con đường trần gian cát bụi,
thôi thì đủ thứ xanh vàng đỏ trắng, muôn màu nghìn sắc dẫy đầy vẻ hấp
dẫn, quyến rũ, lôi cuốn ta vào mê lộ, túy sinh mộng tử mang mang… Nếu
không tỉnh thức thì sẽ bị cuốn trôi theo đắm chìm giữa miền điên đảo,
nhào lộn tồn sinh bức bách não phiền, không lối thoát. Vì thế, dù dơ
bẩn hay trong sạch, dù thiện lành hay xấu ác… thì thi nhân vẫn không
muốn
vướng bận, không thích dính mắc vào làm chi. Đó chính là bước đi xa lìa
mọi đối đãi, vượt ngoài phân biệt đúng sai, phải quấy, hơn thua, được
mất… của thế giới nhị nguyên.
Biết thế nên thi sĩ thể hiện một
cách sống mãnh liệt viên dung, sống hết mình, trọn vẹn say sưa với ngọn
lửa thiêng đang bừng cháy trong hồn. Ngọn lửa thiêng từ cõi tâm bừng
sáng chói lòa cả càn khôn vũ trụ, bay lên rực rỡ huy hoàng tận đỉnh trời
thiên thanh vĩnh thúy. Với trạng thái xuất thần ấy, lời thơ lãng đãng
đi về :
Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời
Nói chi thua được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm thâu
Con
người đau khổ vì mãi đấu tranh, giành giật lẫn nhau theo kiểu sống thực
dụng, chiếm hữu cái lợi trước mắt, sẵn sàng tàn nhẫn, chà đạp, sát hại
người khác để giành lợi lộc về phần mình. Nhà thơ nhạy cảm, trực thấy rõ
sự nguy hiểm của cách sống bị điều động bởi tham lam, sân hận và si mê
ấy, nên có ý cảnh giác những đầu óc thực dụng, sống như máy móc, chỉ
biết tính toán, so đo được mất, hơn thua, giàu nghèo, phải trái… theo
kiểu ma quái lật lường, xuôi ngược hồ đồ tráo trở. Đó là loại người rơi
vào duy vật chủ nghĩa với quan niệm chết là hết, nên họ chủ trương sống
thỏa mãn tham dục, thỏa mãn những nhu cầu vật chất nông cạn mà thôi. “
Nói chi thua được với đời. Quản chi những tiếng ma cười đêm thâu.” Nói
chi… quản chi… sá chi… những trò đời ma quỷ, oái oăm, nhà thơ mỉm cười
tịch nhiên bất động trong lặng lẽ xa lìa, viễn ly tất cả. Sá gì mà chấp
trước, vướng bận nhì nhằng làm chi cho mệt, phải không ?
Trên ngõ về quê quán cũ, chốn hồn tâm xanh biếc sơ nguyên của chính
minh, nhà thơ mở rộng lòng ra một cách thành tâm :
Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc ta cầu đấy thôi
Đêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm
Luân
hồi chấm dứt thì Niết bàn hiện ra. Niết bàn chính là Cố quận đang hiện
hữu giữa trái tim mình, ngay trong lòng thanh tịnh của mình đây thôi.
Chỉ cần ta “hồi đầu thị ngạn” thì hoát nhiên triệt ngộ, chứng vào cảnh
giới Niết bàn Diệu Tâm liền lập tức. Điều đó đã có nhiều người từ ngàn
xưa đến nay thực hiện được rồi, như các vị Bồ tát, thiền sư, nghệ sĩ vĩ
đại trên mặt đất.
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương trên con đường trở về
Cố quận ấy đã từng giáp mặt, chứng kiến biết bao bậc thiền sư, Bồ tát
thị hiện giữa cuộc đời, như vào tháng 6 năm 1963 tại Sài Gòn, ngọn lửa
thiêng của Bồ tát Quảng Đức bừng cháy lên rực trời trong đêm dài bóng
tối vô minh làm sửng sốt, bàng hoàng, đánh thức cơn u mê của chế độ bạo
quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, đang tàn bạo cố tình tiêu diệt tín
đồ Phật giáo. Ngô Đình Diệm cùng anh em gia đình trị độc tài theo Chúa
trời Thượng đế, mê muội làm tay sai nô lệ, thừa hành mệnh lệnh từ tòa
thánh Vatican đàn áp đẫm máu Phật giáo đồ Việt Nam.
Vô cùng rúng
động trước ngọn lửa vô úy đầy tuệ giác sáng ngời của Bồ tát Quảng Đức,
thi sĩ xuất thần sáng tạo bài thơ Lửa Từ bi bất hủ, ngọn lửa thiêng ấy
sẽ còn cháy mãi đến muôn thuở thiên thu, vạn đại vĩnh hằng :
Lửa ! Lửa cháy ngất Tòa Sen !
Tám chín phương nhục thể trần tâm
Hiện thành Thơ quỳ cả xuống
Hai Vầng Sáng rưng rưng
Đông Tây nhòa lệ ngọc
Chắp tay đón một Mặt Trời mới mọc
Ánh Đạo Vàng phơi phới
Đang bừng lên dâng lên
Ôi ! Đích thực hôm nay Trời có Mặt
Giờ là giờ Hoàng đạo nguy nga
Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt
Nhìn nhau tình huynh đệ bao la
Nam mô Đức Phật Di Đà
Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay ?
Thương chúng sinh trầm luân bể khổ
Người rẽ phăng đêm tối đất dày
Bước ra ngồi nhập định hướng về Tây
Gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ
Phật Pháp chẳng rời tay
Sáu ngả luân hồi đâu đó
Mang mang cùng nín thở
Tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh xe quay
Không khí vặn mình theo
Khóc òa lên nổi gió
Người siêu thăng
Giông bão lặng từ đây
Bóng Người vượt chín tầng mây
Nhân gian mát rượi bóng cây Bồ đề
Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc
Lụa hay tre nào khiến bút ai ghi
Chỗ Người ngồi : Một thiên thu tuyệt tác
Trong vô hình sáng chói nết Từ Bi
Rồi đây rồi mai sau còn chi ?
Ngọc đá cũng thành tro
Lụa tre dần mục nát
Với thời gian lê vết máu qua đi
Còn mãi chứ còn Trái Tim Bồ Tát
Gội hào quang xuống tận ngục A tỳ
Ôi ngọn lửa huyền vi
Thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác
Từ cõi vô minh
Hướng về Cực Lạc
Vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác
Và chỉ nguyện được là rơm rác
Thơ cháy lên theo với lời kinh
Tụng cho nhân loại hòa bình
Trước sau bền vững tình huynh đệ này
Thổn thức nghe lòng Trái Đất
Mong thành Quả Phúc về cây
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Đồng loại chúng con
Nắm tay nhau tràn nước mắt
Tình thương hiện Tháp Chín Tầng xây
Từ Thơ say đến Lửa Từ bi, Vũ Hoàng
Chương đã đi một bước thượng thừa hùng tráng, đầy ngoạn mục phi thường.
Hồn thơ ăm ắp hơi thở hiện đại mà vẫn giữ được truyền thống Đông phương
trầm mặc. Cung bậc hào hùng từ tiếng thơ ấy bay dậy luồng thanh khí như
thắp lên ngọn lửa thơ rực hồng ý niềm uyên tư từ ái :
Ai là người có cánh tay hào kiệt
Trong tương lai một sớm một chiều
Đủ sức hái cành hoa làm bút viết
Những vần Thương Yêu ?
Những vần thơ yêu thương cuộc sống đã có biết bao nhiêu người tiếp tục
viết và viết mãi trên tờ mây trắng thiên
thanh hay giữa dòng đời mênh mông mới lạ. Đó là những tâm hồn thênh
thang sáng tạo, những bạn đồng hành cùng thi sĩ như Nhất Hạnh, Bùi
Giáng, Đông Hồ, Hoài Khanh, Quách Tấn, Phạm Công Thiện, Phạm Thiên Thư,
Trụ Vũ…
Tâm đắc tư tưởng tự tại an nhiên, tinh thần
giải thoát sinh tử của Thiền, thi sĩ tài hoa Vũ Hoàng Chương đã sống một
cuộc đời tỉnh thức và siêu thức giữa bao la pháp giới, chập chùng vũ
trụ vần xoay :
Bao nhiêu hạt cát bến sông này
Đã bấy nhiêu ngàn thế kỷ nay
Ta vượt ngàn năm đường ánh sáng
Từ ngoài vô tận đến nơi đây
Đêm đêm ta dõi mấy từng cao
Tìm một không gian mới lạ nào
Lấp lánh Quê Trời thơ hẹn bến
Giam mình Quả Đất mãi hay sao ?
Nhân loại ra đi chẳng một lần
Hợp tan nào khác mảnh phù vân
Trên đà tốc độ siêu quang ấy
Một chuyến đăng trình một hóa thân
Khi
thấu thị được lẽ huyền vi sâu xa đó thì thi nhân đâu còn lo sợ chi
những chuyện vô thường dâu bể nữa phải không ? Thôi thì chút cơ thể cát
bụi phù du đã hóa thân giữa trùng trùng bụi cát, rồi một mai hội đủ nhân
duyên mà tựu thành một sinh thể khác hoàn toàn mới mẻ, tinh khôi hơn.
Chỉ ngậm ngùi cho người ở lại mà thôi, như thiền sư Nhất Hạnh tiếc
thương thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã ra đi vào cuối năm 1976 trong lặng lẽ
ngậm ngùi :
Đêm này dù đã về ngôi
Hồn thơ vẫn thấy luân hồi thế gian
Bút hoa ngàn kiếp không tàn
Đuốc thơ còn cháy trên trang sử người
Có không mù mịt biển khơi
Nẻo về đã rạng chân trời thênh thang
Tỉnh say vẫn một cung đàn
Lửa anh hào đốt cháy tan đêm sầu
Thơ lên bay vút bồ câu
Triều âm chấn động phương nào chẳng nghe
Giấc mơ hồ điệp đi về
Biển Đông sóng vỗ kình nghê vẫn còn.
T.N
______________________________
Thơ Vũ Hoàng Chương trích trong các tập Thơ say, Mây, Rừng
phong, Lửa Từ bi, Bút nở hoa đàm.
Nguồn : Liễu Quán
Chị Đỗ thị Minh Giang
Mục nghe ngâm thơ
Chị Đỗ thị Minh Giang mời các Bạn nghe Hồ Điệp ngâm thơ .
Bài số 1
Chị Đỗ thị Minh Giang sưu tập
Đến giữa năm 1802 nhà Tây Sơn sụp đổ hoàn toàn, ngày 2-7 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Phúc Ánh xưng Đế, niên hiệu Gia Long và bắt đầu cuộc trả thù tàn khốc đối với nhà Tây Sơn. Các tướng lãnh nhà Tây Sơn nhiều người bị chết trong cuộc chiến, người tự vẫn, người bị bắt cùng với gia quyến nhà vua và bị Gia Long xử chết bằng nhiều hình thức dã man. Gia Long cố tiêu diệt, xóa sạch những gì có liên quan đến nhà Tây Sơn, hòng "nhổ cỏ tận gốc". Tuy nhiên, dù bị truy diệt đến đâu, cũng không thể nào xóa được ảnh hưởng của Tây Sơn, nhất là những vị tướng tài thì không dễ dàng rơi vào tay Nguyễn Phúc Ánh và bị khuất phục, mà họ trốn tránh ẩn náu đâu đó. Trong số này có Võ Văn Dũng, Đặng Văn Long, Đặng Xuân Phong, Phan Văn Lân, Phạm Công Chánh, Lê Sĩ Hoàng, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Lộc... Có thể họ đủ tài sức tập hợp một cuộc khởi nghĩa mới, nhưng điều này đã không xảy ra bởi một số lý do, trong đó có lý do về tư tưởng.
Vì sao lại là tư tưởng, chẳng phải họ là những người tài đức theo ba anh em Tây Sơn mong dựng lên nghiệp lớn đó sao? Theo một số tài liệu thì sau khi lẩn tránh nanh vuốt của Gia Long, Võ Văn Dũng trở về Phú Phong rồi lên vùng An Khê chiêu mộ những người thiểu số và xây dựng căn cứ quân sự và chuẩn bị việc phục thù. Lúc này ông Dũng nghe tin Đặng Văn Long vẫn còn ẩn náu ở An Nhơn, bèn tìm đến bàn đại sự. Với Đặng Văn Long, sau trận Đống Đa tiếp tục dốc sức giúp vua Quang Trung, nhưng đến khi Cảnh Thịnh lên ngôi, quyền thần lộng hành, thì ông từ chức trở về An Nhơn mở trường dạy võ. Song thấy kẻ học võ lúc này không có chí lớn, mà chỉ lo lợi riêng, nên Đặng bỏ lên núi làm rẫy. Khi Võ Văn Dũng tìm đến Đặng rất mừng, nhưng khi nghe Võ bàn chuyện khôi phục lại nhà Tây Sơn, Đặng lắc đầu: "Tôi ra giúp nhà Tây Sơn đâu phải vì nhà Tây Sơn, mà vì Tổ quốc. Nếu giặc Thanh không mang quân sang lấn nước ta, thì tôi mãi là con hạc nội, máu đâu dính đến tay". Võ tiếp tục thuyết phục nhưng Đặng khẳng khái: "Tranh cho ai? Cho nhà Tây Sơn hay cho chính mình? Thôi, trên ba mươi năm trời đánh nhau, nhân dân đã điêu đứng rồi, không nên gieo rắc thêm tang tóc…".
Không lôi kéo được Đặng Văn Long, Võ Văn Dũng trở về Bình Khê, tiếp tục xây dựng lực lượng chiến đấu. Nhưng ít lâu sau Nguyễn Phúc Ánh hay được đã đem quân vây bắt ráo riết, Võ công phải bỏ hết cơ sở, cùng ba người cháu lên ẩn tận trên núi cao xanh. Có lẽ từ câu chuyện này, người dân địa phương có câu ca:
Củ lang Đồng Phó, đậu phộng Hà Nhung
Chàng bòn thiếp mót để chung một gùi
Chẳng qua duyên nợ sụt sùi
Chàng giận chàng đá cái gùi chàng đi…
Và:
Chim kêu dưới gốc Từ Bi
Nghĩa quân còn bỏ huống chi cái gùi
Sau đó, những người cháu của Võ công bị nhà Nguyễn bắt, Võ chỉ còn lại một mình nhưng vẫn sống tự tại trên núi cao, cho đến trên chín mươi tuổi mới mất. Đến thời vua Đồng Khánh, Thành Thái (1885-1907) con cháu mới lấy cốt đem về chôn ở Phú Phong.
Không chỉ có Đặng Văn Long, nhiều vị tướng tài của nhà Tây Sơn sau khi nghe tin triều Tây Sơn không còn, đã giải tán quân ngũ, cho binh sĩ về quê quán làm ăn. Bản thân các tướng phần lớn tự mỗi người tìm một hướng đi để tránh nhà Nguyễn phục thù, về sau này ít ai biết được tông tích. Khi đến với nhà Tây Sơn, phần lớn các tướng đều tận trung, tận nghĩa với người đứng đầu cuộc khởi nghĩa, nhưng khi sự nghiệp sụp đổ, hầu như không ai muốn nuôi chí phục thù. Đây cũng là nét khác biệt giữa nhà Tây Sơn với nhà Nguyễn - Nguyễn Phúc Ánh. Đó là điều đáng chú ý khi nói về nhà Tây Sơn, bởi nó khác với điều thường xảy ra đối với các triều đại phong kiến. Phải chăng những vị tướng của nhà Tây Sơn đã thấy được mọi cuộc chiến tranh đều đem lại thiệt hại cho nhân dân, thấy cảnh "huynh đệ tương tàn" nên họ đã tự giác không nuôi chí phục thù?
Vì sao lại là tư tưởng, chẳng phải họ là những người tài đức theo ba anh em Tây Sơn mong dựng lên nghiệp lớn đó sao? Theo một số tài liệu thì sau khi lẩn tránh nanh vuốt của Gia Long, Võ Văn Dũng trở về Phú Phong rồi lên vùng An Khê chiêu mộ những người thiểu số và xây dựng căn cứ quân sự và chuẩn bị việc phục thù. Lúc này ông Dũng nghe tin Đặng Văn Long vẫn còn ẩn náu ở An Nhơn, bèn tìm đến bàn đại sự. Với Đặng Văn Long, sau trận Đống Đa tiếp tục dốc sức giúp vua Quang Trung, nhưng đến khi Cảnh Thịnh lên ngôi, quyền thần lộng hành, thì ông từ chức trở về An Nhơn mở trường dạy võ. Song thấy kẻ học võ lúc này không có chí lớn, mà chỉ lo lợi riêng, nên Đặng bỏ lên núi làm rẫy. Khi Võ Văn Dũng tìm đến Đặng rất mừng, nhưng khi nghe Võ bàn chuyện khôi phục lại nhà Tây Sơn, Đặng lắc đầu: "Tôi ra giúp nhà Tây Sơn đâu phải vì nhà Tây Sơn, mà vì Tổ quốc. Nếu giặc Thanh không mang quân sang lấn nước ta, thì tôi mãi là con hạc nội, máu đâu dính đến tay". Võ tiếp tục thuyết phục nhưng Đặng khẳng khái: "Tranh cho ai? Cho nhà Tây Sơn hay cho chính mình? Thôi, trên ba mươi năm trời đánh nhau, nhân dân đã điêu đứng rồi, không nên gieo rắc thêm tang tóc…".
Không lôi kéo được Đặng Văn Long, Võ Văn Dũng trở về Bình Khê, tiếp tục xây dựng lực lượng chiến đấu. Nhưng ít lâu sau Nguyễn Phúc Ánh hay được đã đem quân vây bắt ráo riết, Võ công phải bỏ hết cơ sở, cùng ba người cháu lên ẩn tận trên núi cao xanh. Có lẽ từ câu chuyện này, người dân địa phương có câu ca:
Củ lang Đồng Phó, đậu phộng Hà Nhung
Chàng bòn thiếp mót để chung một gùi
Chẳng qua duyên nợ sụt sùi
Chàng giận chàng đá cái gùi chàng đi…
Và:
Chim kêu dưới gốc Từ Bi
Nghĩa quân còn bỏ huống chi cái gùi
Sau đó, những người cháu của Võ công bị nhà Nguyễn bắt, Võ chỉ còn lại một mình nhưng vẫn sống tự tại trên núi cao, cho đến trên chín mươi tuổi mới mất. Đến thời vua Đồng Khánh, Thành Thái (1885-1907) con cháu mới lấy cốt đem về chôn ở Phú Phong.
Không chỉ có Đặng Văn Long, nhiều vị tướng tài của nhà Tây Sơn sau khi nghe tin triều Tây Sơn không còn, đã giải tán quân ngũ, cho binh sĩ về quê quán làm ăn. Bản thân các tướng phần lớn tự mỗi người tìm một hướng đi để tránh nhà Nguyễn phục thù, về sau này ít ai biết được tông tích. Khi đến với nhà Tây Sơn, phần lớn các tướng đều tận trung, tận nghĩa với người đứng đầu cuộc khởi nghĩa, nhưng khi sự nghiệp sụp đổ, hầu như không ai muốn nuôi chí phục thù. Đây cũng là nét khác biệt giữa nhà Tây Sơn với nhà Nguyễn - Nguyễn Phúc Ánh. Đó là điều đáng chú ý khi nói về nhà Tây Sơn, bởi nó khác với điều thường xảy ra đối với các triều đại phong kiến. Phải chăng những vị tướng của nhà Tây Sơn đã thấy được mọi cuộc chiến tranh đều đem lại thiệt hại cho nhân dân, thấy cảnh "huynh đệ tương tàn" nên họ đã tự giác không nuôi chí phục thù?
Hữu Vinh (Báo Bình Định_25/9/2003)
******************************************************************************
Trinh T Thủy chs HD ÚC CHÂU kính chuyển
Từ khi người Việt tị nạn trên thế giới vào năm 1975 đến nay thì thế hệ Cha Mẹ chúng ta, bậc Anh Chị chúng ta đang vui hưởng tuổi già và bây giờ đến lứa tuổi mà người ta gọi là baby boomer cũng đã và đang bắt đầu về hưu rồi.
Đời người thật ngắn ngủi. Nhớ lại vào lứa tuổi đôi mươi, chúng ta lang thang trong khung viên trường đại học, vui cười vô tư và bây giờ đã hơn 40 năm trôi qua rồi. Đời người thoáng chốc đã già. Hơn bốn mươi năm trôi qua, chúng ta đã trải qua một đoạn đời trai trẻ trong một đất nước chiến tranh. Dầu trực tiếp cầm súng chiến đấu tại mặt trận, hay gián tiếp chống lại kẻ thù chung, chúng ta đã trải qua những năm tháng sống nay, chết mai và cuộc sống không có tương lai. Và rồi, những năm bị đầy đọa cực kỳ gian khổ trong các trại tù hay những ngày lo sợ vì đói khát, chết chóc trong khi tìm cách vượt biên tìm tự do. Đến được đất nước thanh bình với một thân thể đã yếu, tinh thần còn vương vấn những khổ đau trong quá khứ, và rồi phải tiếp tục đi “cầy” để lo cho cuộc sống trên xứ lạ quê người…
Bây giờ, những năm còn lại trong cuộc đời của một người, chúng ta cần sống thanh thản, sống thoải mái, sống hạnh phúc. Vì qua một ngày, chúng ta đã mất một ngày. Vì vậy, một ngày đến, chúng ta vui một ngày. Vui một ngày…rồi không biết được bao nhiêu ngày nửa. Hạnh phúc là do chính mình tạo ra, vui sướng cũng do chính mình tìm lấy vì những niềm vui ấy đã ẩn chứa trong những sự việc nhỏ nhặt xãy ra trong đời sống. Hạnh phúc là những gì hiện đang ở chung quanh chúng ta, trong tầm tay chúng ta. Nhà nho Nguyễn Công Trứ quan niệm “ Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc. Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn”…
Tiền rất quan trọng trong đời sống của con người, nhưng tiền không phải là tất cả. Đừng quá coi trọng đồng tiền, và cũng đừng lệ thuộc vào đồng tiền, mặc dù biết rằng nếu không có tiền thi làm sao chúng ta sống, làm sao để được thoải mái. Ta vẫn biết khi ta ra đời ta đâu có mang nó đến, và khi ra đi chúng ta cũng không mang nó theo. Đồng tiền có thể mua một lâu đài to lớn, nhưng đồng tiền không mua được mái ấm gia đình. Đồng tiền giúp chúng ta mua được nhiều thứ tiện nghi trong cuộc sống, nhưng đồng tiền không mua được sức khỏe cũng như hạnh phúc trong đời sống. Quảng đời còn lại thì quá ngắn ngủi, ta phải sống những ngày tháng cho đáng sống, ta phải làm cho cuộc đời thêm phong phú. Chúng ta phải thay đổi cuộc sống khổ hạnh thời xa xưa, đừng nghĩ đến những năm tháng đói, lao động khổ cực trong các trại tù miền Bắc, hay những ngày tháng đói, khát trên biển cả trong khi đi tìm tự do.
Những gì cần ăn thì cứ ăn, cần mặc thì cứ mua sắm, muốn đi du lịch thì cứ đi. Tập cho mình có nhiều đam mê, tự tìm niềm vui cho chính mình.
Vào trong internet để gửi thư cho bạn bè, để chia sẻ một tin hay, một chuyện vui, một bản nhạc, đọc những bài viết có giá trị, hay “chat” với người quen biết. Chúng ta cần trao dồi bộ óc để trí nhớ vẫn còn sáng suốt. Nếu có người bạn cần giúp, ta cứ mở lòng nhân ái, tốt bụng với mọi người. Rảnh rổi đi làm những việc từ thiện ngoài xã hội, giúp một tay tại những nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Thờ,… lấy việc giúp người làm niềm vui, đó là những thú vui trong tuổi già.
Những gì cần ăn thì cứ ăn, cần mặc thì cứ mua sắm, muốn đi du lịch thì cứ đi. Tập cho mình có nhiều đam mê, tự tìm niềm vui cho chính mình.
Vào trong internet để gửi thư cho bạn bè, để chia sẻ một tin hay, một chuyện vui, một bản nhạc, đọc những bài viết có giá trị, hay “chat” với người quen biết. Chúng ta cần trao dồi bộ óc để trí nhớ vẫn còn sáng suốt. Nếu có người bạn cần giúp, ta cứ mở lòng nhân ái, tốt bụng với mọi người. Rảnh rổi đi làm những việc từ thiện ngoài xã hội, giúp một tay tại những nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Thờ,… lấy việc giúp người làm niềm vui, đó là những thú vui trong tuổi già.
Hơn nửa đời, chúng ta dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho thanh thản, vui vẽ.
Việc gì muốn thì làm, ai nói sao thì mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá kiêng cử thì không đủ chất bổ dưởng, quá nhàn rổi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu…
Việc gì muốn thì làm, ai nói sao thì mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá kiêng cử thì không đủ chất bổ dưởng, quá nhàn rổi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu…
Cuộc sống tuổi già thật đa nguyên, đa dạng, nhiều màu sắc nên ta cần có nhiều bạn bè, nhiều nhóm bạn bè hoặc tham dự vào những sinh hoạt trong các Hội đoàn ái hữu lành mạnh. Gặp bạn, nói ra những điều phiền muộn cho nhau nghe. Hãy tìm cách gặp gở bạn bè và người thân vì không còn nhiều thời gian nửa. Một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chổ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng.
Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Đừng bao giờ nói, hay nghỉ là: “ Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nửa”. Đừng nói những lời hay những tư tưởng có ý tuyệt vọng. Người già chỉ sảng khoái khi được có bạn tâm giao, đó là một lều thuốc bổ mà không Bác sĩ nào có thể biên toa cho ta mua được.
Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Đừng bao giờ nói, hay nghỉ là: “ Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nửa”. Đừng nói những lời hay những tư tưởng có ý tuyệt vọng. Người già chỉ sảng khoái khi được có bạn tâm giao, đó là một lều thuốc bổ mà không Bác sĩ nào có thể biên toa cho ta mua được.
Ở tuổi hiện tại, chúng ta đừng nghỉ đến đồng tiền, đừng nghỉ đến giàu hay nghèo nửa và cũng đừng than trách hay hối hận vì những lầm lỗi trong quá khứ và cũng đừng tự hỏi là tại sao bây giờ ta không có nhiều
tiền. Đừng nói ta không có tiền. Có những thứ hiện đang chung quanh ta rất quí giá mà có nhiều tiền cũng không mua được, đó là người phối ngẩu của chúng ta. Nếu có chút ít đồng tiền thì cứ tiêu xài những gì ta cần vì sẽ có lúc chúng ta để lại cho người khác xài. Nếu hôm nay ta còn khoẻ mạnh, còn ăn được những món ăn ta thích và ăn biết ngon là ta đã có một khối tài sản to lớn trong tuổi già. Rồi ta tìm đến những người bạn cùng nhau uống tách trà nóng, ly cà phê buổi sáng, kể chuyện năm xưa hay trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống hiện tại. Cuối tuần, hẹn nhau với người bạn đi câu cá, hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và cũng để cho tâm tư lắng đọng, tinh thần thanh thản. Đó là những niềm vui trong cuộc sống cuả tuổi già.
tiền. Đừng nói ta không có tiền. Có những thứ hiện đang chung quanh ta rất quí giá mà có nhiều tiền cũng không mua được, đó là người phối ngẩu của chúng ta. Nếu có chút ít đồng tiền thì cứ tiêu xài những gì ta cần vì sẽ có lúc chúng ta để lại cho người khác xài. Nếu hôm nay ta còn khoẻ mạnh, còn ăn được những món ăn ta thích và ăn biết ngon là ta đã có một khối tài sản to lớn trong tuổi già. Rồi ta tìm đến những người bạn cùng nhau uống tách trà nóng, ly cà phê buổi sáng, kể chuyện năm xưa hay trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống hiện tại. Cuối tuần, hẹn nhau với người bạn đi câu cá, hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và cũng để cho tâm tư lắng đọng, tinh thần thanh thản. Đó là những niềm vui trong cuộc sống cuả tuổi già.
Tứ khoái của tuổi già là: Ăn, ngủ, thể dục và du lịch. Ăn được ngủ được là Tiên. Ăn và ngủ đi đôi với nhau. Người lớn tuổi có nhiều thì giờ nghỉ ngơi, cần có chế độ ăn uống bổ dưởng, cung cấp đủ calories cho cơ thể. Sự luyện tập thể dục là thỏi nam châm của cuộc sống và là kim chỉ nam của tuổi thọ. Đi du lịch để cho cuộc đời thoải mái, trí óc thanh thản và vui sống.
Khi về già, chúng ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. Sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói, xa vời. Hẹn nhau trong những buổi họp mặt để ta có nhiều người bạn tâm tình, kể lại những kỷ niệm đẹp trong quá khứ…vui cười thích thú. Vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau, luôn luôn yêu thương người bạn đời, gắn bó với nửa kia của mình, là điều mà chúng ta mong ước. Đưa các cháu đi học, đi ăn, chơi đùa với các cháu… là thú vui của tuổi già. Ta phải làm thế nào tuổi già mà tâm không già, thế là già mà không già. Nụ cười là lều thuốc bổ quí nhất. Chúng ta cần tránh đi những sự cải vã, tranh dành hơn thua từng lời nói hoặc những tranh chấp vô ích với bất cứ ai.
Chính những lúc cải vã, giận dữ đó đã đánh mất đi những niềm vui trong cuộc sống, không thích hợp trong tuổi chúng ta, nhất là những người đang đau yếu. Chúng ta phải đối diện với bệnh tật một cách lạc quan, tự tin, đừng quá lo âu. Khi đã làm hết khả năng theo tầm tay, sẽ có thể ra đi mà không hối tiếc. Hãy để Bác Sĩ chăm sóc, luôn luôn giử bình an trong tâm hồn.
Chính những lúc cải vã, giận dữ đó đã đánh mất đi những niềm vui trong cuộc sống, không thích hợp trong tuổi chúng ta, nhất là những người đang đau yếu. Chúng ta phải đối diện với bệnh tật một cách lạc quan, tự tin, đừng quá lo âu. Khi đã làm hết khả năng theo tầm tay, sẽ có thể ra đi mà không hối tiếc. Hãy để Bác Sĩ chăm sóc, luôn luôn giử bình an trong tâm hồn.
Chúng ta có thể nói là mình có hạnh phúc thật sự khi có sức khỏe tốt, chịu đi tập thể dục, có cơ hội du lịch thường xuyên, ngủ ngon, ăn uống ít kiêng cử khi vào tuổi hoàng hôn. Thiên đàng không phải đi tìm đâu cho xa mà thiên đàng do ta dựng lên và chui vào đó mà hưởng hạnh phúc.
Sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quí trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghiã của nó làm cho cuộc sống vui hơn, giầu ý nghiã hơn.
Sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quí trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghiã của nó làm cho cuộc sống vui hơn, giầu ý nghiã hơn.
Hoàn toàn khoẻ mạnh, đó là thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh…Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẳn lòng giúp người, có lòng khoan dung. Người thích làm điều thiện sẽ sống lâu. Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai, bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị cuả mình đó là cách sống lành mạnh.
SINH, LÃO, BỆNH, TỬ là qui luật ở đời, không ai chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng cuộc đời của một người cũng chỉ là con số không to lớn.
Húng chó – vị thuốc dân gian
Cập nhật lúc 10-07-2011 14:02:20 (GMT+1)
Húng chó còn được gọi là húng chó, có mùi thơm đặc trưng không dễ nhầm với các rau khác. Ăn húng chó kèm với các món nhậu thì còn gì bằng. Thế nhưng ít ai biết được đây là một vị thuốc quý chữa đau nhức khớp hay giúp các bà đẻ có thêm sữa.
Húng chó là cây rau xanh, lá nhỏ, cành tím, hoa trắng. Theo Đông y, húng chó có vị cay, tính nóng, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả húng chó có vị ngọt và cay, tính mát, tốt cho thị lực. Lá húng chó rất thơm, đem nhai sống làm thơm tho răng miệng. Mùi hương này còn tạo cảm giác hưng phấn, xua tan mệt mỏi và nâng cao ham muốn tình dục. Hơn nữa, lấy chúng chó cho lên bếp để mùi hương lan tỏa khắp nhà còn xua đuổi được côn trùng rất công hiệu.
Rau thơm chữa bệnh
Như các loại rau thơm ăn sống khác, húng chó không chỉ có hương vị thơm ngon mà nó còn giúp thức ăn dễ tiêu, chống đầy hơn, buồn nôn hay co thắt dạ dày. Dân gian truyền rằng, lúc thấy đầy bụng, khó tiêu, chỉ cần ngâm húng chó vào nước nóng mà uống là sẽ thấy ấm bụng, dễ chịu.
Húng chó chứa rất nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu này có chất chống oxy hóa mạnh có thể ngăn ngừa lão hóa và phòng chống ung thư. Ngoài ra, tinh dầu còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nhất là magiê, rất tốt cho cơ bắp và tim mạch. Khả năng dưỡng da, làm đẹp của dầu húng chó càng không phải bàn cãi vì chữa trị mụn trứng cá và bệnh vảy nến rất tốt.
Tây y cũng khuyên dùng
Theo nghiên cứu của Tây y, húng trồng ở Ấn Độ và Đông Nam Á, tức húng chó ở nước ta có tác dụng kháng sinh phi thường. Ăn một chút lá tươi, tình trạng sưng khớp sẽ giảm đến 75% chỉ sau 24 giờ. Không gây tác dụng phụ như đau dạ dày và rát ruột, người bệnh có thể ăn húng chó hàng ngày. Không chỉ giúp cho khớp xương, húng chó còn là thuốc giảm đau đa năng. Người ta còn kể rằng các cụ ngày xưa hay hái cành húng mà dắt vào tai để tránh đau đầu, trầm cảm, đau nửa đầu. Ăn húng chó còn trị được cảm lạnh, cúm, ho gà, hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang, làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu.
Bài thuốc dân gian (tham khảo):
Mỡ trong máu: Lấy hạt húng chó 5-10g đem hãm với nước sôi cùng đường và mật ong rồi uống.
Táo bón: Hạt húng chó 5-10g, rau mồng tơi 50g. Đem cả hai nấu canh để ăn.
Viêm họng: Húng chó 20g, củ rẻ quạt 6g, gừng tươi 5 lát. Đem tất cả nấu lấy nước, và chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Đầy bụng: Húng chó 20g, gừng tươi 5 lát đem sắc lấy nước dùng trong ngày.
Thiếu sữa: Sắc một nắm lá húng chó trong 1 lít nước, dùng uống mỗi ngày 2 ly.
Mẩn dị ứng: Lá, hoa, quả, hạt húng chó giã nhỏ, lấy nước uống và lấy bã xát lên chỗ đau.
Đau răng: Lấy vài nhánh húng chó nhai sống. Có thể giã nát húng chó trước rồi bôi vào chỗ đau.