Vết tích Việt trên đất Pháp
*******************************************************
Bài 2 : Nước Pháp và sự hình thành 1 cộng đồng Việt mới
Sau năm 1975
Trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1989, Pháp đón nhận khoảng 150.000 người tị nạn.
Cộng đồng Việt tỵ nạn Paris và phụ cận
Cộng đồng Việt tỵ nạn Paris và phụ cận chủ yếu sống ở phía Đông Paris độ 40 kms bao gồm những thị xã sau : Noisy Le Grand, Neuilly sur Marne, Noisiel, Lognes, Torcy, có 1 chợ thực phẩm Á Đông.
Vùng này có 1 quán nhậu nổi tiếng, Bạn thử hỏi 1 người sống ở đạy sẽ biết địa chỉ của nó. Thực sự muốn mô tả cho Bạn thấy là nó rất đặc trưng Việt và bình dân.
Nhưng thế hệ thứ 2, 3 đã không còn nói được tiếng Việt chuẩn nữa. Khi gặp Bạn chỉ chào, gật đầu và nói BONJOUR thôi nhé.
Đài kỷ niệm thuyền nhân
Thế hệ thứ 1 tỵ nạn giờ đây đã rất gìa nua và không còn năng động về nhiều mặt như 15 năm hoặc 10 năm trước đây.
Thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3 nói tiếng Pháp giờ đây đã hòa lẫn vào cuộc sống Pháp, bạn trai, bạn gái là người không phải Việt. Lập gia đình với người không phải Việt.
Thế hệ thứ 2, 3 có một số rất ít tham gia họat động cộng đồng, còn đại đa số không có sự liên hệ với cộng đồng Việt, ngoại trừ đi shopping tình cờ gặp nhau ở chợ Tàu quận 13.
Họ không còn nhiều thói quen ăn đồ Việt.
2.2- Đời sống kinh tế : cộng đồng Việt thứ 1 không còn năng động nữa vì tuổi già sức yếu , mắt kém.
Thế hệ thứ 2, thứ 3 hòa lẫn vào thị trường lao động và kinh tế Pháp.
3- Sự xuất hiện 1 cộng đồng kinh tế Việt rất mới mẻ trên đất Pháp hiện nay
Từ 1995 bắt đầu có nhiều tiểu thương từ Việt Nam, đi đi lại lại Pháp – Việt Nam để buôn bán.
Có không ít Việt kiều tham gia vào họat động kinh tế này.
Hội chợ ở Pháp - Gian hàng Việt - Trái cây xấy khô
Cô gái bán hàng này có thể là 1 cô sinh viên V N du học
Họ mua bán theo các Hội Chợ hoặc Salon tòan nước Pháp.
Salon d'alimentation Bruxelles
Ước tính độ khỏang 800 Foire hoặc Salon tòan nước Pháp hằng năm.
Ước tính tổng doanh số sự mua bán trao đổi từ các Hội chợ tòan nước Pháp có thể đến 2,5 tỷ Euro hằng năm.
Thời kỳ đầu, chỉ có 1 số người Việt ở Pháp và 1 số tiểu thương hay nhà sản xuat thủ công từ Việt Nam sang. Chủ yếu họ chỉ là những tiểu thương buôn và sản xuất cá thể, thủ công. Tự sản xuất và tự tiêu thụ.
4- Sự hình thành 1 vài nghành hàng:
Việt Nam không phải là nước công nghiệp, dân Việt không có khả năng sản xuất công nghiệp và cá tính dấu diếm, không muốn cho người khác biết. Thông tin trở nên cục bộ.
a - Trà và cây cỏ thảo dược :
Họ lợi dụng 1 số tính năng dược của Nam, Đông dược và phổ biến trà và 1 số các dược thảo khác để hình thành 1 gamme hàng ( product line ).
Hàng trà dược thảo này được chế tạo ở Đà Lạt, Sài Gòn ( Công ty cũ của Bác Sĩ Bùi Kiến Tín, Cong Ty Trà Đà Lạt, Cong Ty Trà Sài Gòn,...) và ở Hà Nội bởi 1 số nhà sản xuất Trà truyền thống.
Người thành công 1 của nghành này hiện có 1 tài sản độ 4 triệu Euros sau 15 năm họat động . Hiện nay thì bị cạnh tranh
b- Tranh sơn mài và các sản phẩm mỹ nghệ thủ công như tượng gỗ, tượng Phật, máy bay gỗ, tàu thuyền thế kỹ 17, 18 Tây Phương( hoặc bằng đất nung )
5- Có thực sự đây là 1 cộng đồng hay không?
Các Công ty có thể có nguồn gốc Việt Nam hoặc nguồn gốc Pháp.
Phía Tiểu Thương từ Việt Nam
a- Trên nguyẹn tắc các tiểu thương khi trở lại Việt Nam, thời gian của họ là 1 sự chuẩn bị cho họat động của 2 mùa lớn Hội Chợ triển lãm ở Pháp kéo dài từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau và từ tháng 3 đến tháng 6.
Phía tiểu thương từ ngay bên Pháp
c- Về phía bên Pháp cũng có 1 số Công ty được thành lập cũng với mục đích là bán hàng cho cả năm chủ yếu là các mùa Hội Chợ.
6- Sự hình thành cộng đồng :
a- Khách quan mà nói, cộng đồng nào có kinh tế sẽ tồn tại lâu dài nhất, hình như đó là 1 quy luật.
b- Sự giao thoa và đụng chạm nhau trong cộng đồng :
. nhu cầu nhà ở, tìm nhà ở,
c- Chừng này họat động đã đủ hình thành 1 cộng đồng làm cộng đồng khácphải lưu ý.
Hệ quả : là vào cuộc hay đứng bên ngòai.
Do đó vai trò của cộng đồng tiểu thương và 1 số sinh viên quyết tâm muốn ở lại Pháp vô hinh chung đã nhen nhúm 1 cộng đồng , còn rất nhỏ nhưng rất tích cực và cả 1 thế giới Việt thu nhỏ mà Bạn chưa bao giờ chứng kiến.
Kể 1 thí dụ, Bạn sẽ được nghe nhạc Chế Linh ca bài Mười Năm Tình Cũ hay Miên Đức Thắng, Sĩ Phu, Khánh Ly trong 1 Hội Chợ ở Nancy, Pháp.
Có thể Bạn sẽ mắc cỡ, xấu hổ, nhưng nghẫm nghĩ, nơi đồng quê cỏ nội bên Pháp mà nghe Quang Lê ca bài MƯA ĐÊM TỈNH NHỎ, sao mà nó nhớ những cơn mưa buồn quê tôi Sóc Trăng quá các Bạn ạ.
Đây là tòan cảnh những gì tôi muốn gửi đến các Bạn. Tôi quen và thường đi với 1 ông Bạn thân, nên biết rõ điều này và từng chứng kiến nên hiểu sự tồn tại của nó là tất yếu.
Dù sao, những con cháu Lạc Hồng này, vẵn có đủ khả năng gìn giử và hình thành ít nhất là 1 thời gian cộng đồng đặc thù của mình. Bạn hãy nghe sau đây lời phát biểu khá khách quan của một nhà báo Pháp nói về các thế hệ và cộng đồng Việt ở Pháp như sau : các thế hệ và cộng đồng Việt ở Pháp hòan tòan không có sự " giao thoa" với nhau. Mỗi cộng đồng đều độc lập. Cho đến bao giờ : không ai biết.
Chúc Bạn vui biết về 1 thông tin.
H.
*******************************************************
Bài 2 : Nước Pháp và sự hình thành 1 cộng đồng Việt mới
Xin giối thiệu với các Bạn, bài này mang tính chất thông tin mà thôi
*******************************************************
1- Người Pháp gốc Việt
Trước 1945
Một người Việt đầu tiên đặt chân lên đất Pháp vào cuối thế kỷ 18 là Hoàng tử Cảnh, theo Giám mục Bá Đa Lộc cầm đầu phái đoàn sang Pháp cầu viện.
Gần 100 năm sau người Việt mới bắt đầu sang định cư tại Pháp.
Năm 1939 đã có 93.000 người, cả lính thợ lẫn lính chiến, bị đưa sang Pháp sung vào quân ngũ hỗ trợ chính quốc.
1945-1975
Số người Việt sang Pháp định cư tăng thêm vào những thập niên 1940-1960.
Sau 1954, khoảng 50.000 người mang quốc tịch Pháp tại Đông Dương đã hồi hương,trong đó có 12.000 người bản xứ.
Sinh viên du học của Việt Nam Cộng hòa tập trung ở Paris, thành lập Tổng hội Sinh viên Việt Nam, hoạt động từ năm 1960. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa có cơ sở bán thức ăn số 80 đường Monge, quận V, cũng được gọi là Foyer Monge, thuộc tòa Đại sứ quản lý cho các sinh viên tụ tập. Tính đến đầu năm 1975 cộng đồng ở Pháp là cộng đồng người Việt lớn nhất ở hải ngoại.
Sau năm 1975
Đợt người Việt đông nhất sang định cư ở Pháp là vào thập niên 1970-1980 với nạn thuyền nhân vượt biển. Chỉ riêng trong bốn năm 1975-1979, Pháp đón nhận 51.515 người tỵ nạn sang định cư, tức là quốc gia đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Úc
Trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1989, Pháp đón nhận khoảng 150.000 người tị nạn.
Cộng đồng Việt tỵ nạn Paris và phụ cận
Cộng đồng Việt tỵ nạn Paris và phụ cận chủ yếu sống ở phía Đông Paris độ 40 kms bao gồm những thị xã sau : Noisy Le Grand, Neuilly sur Marne, Noisiel, Lognes, Torcy, có 1 chợ thực phẩm Á Đông.
Vùng này có 1 quán nhậu nổi tiếng, Bạn thử hỏi 1 người sống ở đạy sẽ biết địa chỉ của nó. Thực sự muốn mô tả cho Bạn thấy là nó rất đặc trưng Việt và bình dân.
Nhưng thế hệ thứ 2, 3 đã không còn nói được tiếng Việt chuẩn nữa. Khi gặp Bạn chỉ chào, gật đầu và nói BONJOUR thôi nhé.
Gare RER Lognes - thị xã có rất đông
người Việt đang sinh sống
Ngày 12 tháng 9 năm 2010 tượng đài kỷ niệm thuyền nhân Việt Nam với tên Niềm mơ ước của Mẹ (tiếng Pháp: Le Rêve de la Mère) được dựng ở bùng binh "Rond point Saigon", ngã tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xã Bussy-Saint-Georges, thị trấn Marne-la-Vallée ( Đông Paris độ 40 kms ) . Tượng đài này có bốn mục đích:
. Tưởng niệm người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam
. Tri ân nước Pháp
. Ghi ơn bậc phụ huynh
. Vinh danh đóng góp của người Pháp gốc Việt.
2- Tình hình cộng đồng Việt ở Pháp từ 1998 - 2012
2.1-Cộng đồng Việt tại Pháp
Thế hệ thứ 1 tỵ nạn giờ đây đã rất gìa nua và không còn năng động về nhiều mặt như 15 năm hoặc 10 năm trước đây.
Thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3 nói tiếng Pháp giờ đây đã hòa lẫn vào cuộc sống Pháp, bạn trai, bạn gái là người không phải Việt. Lập gia đình với người không phải Việt.
Thế hệ thứ 2, 3 có một số rất ít tham gia họat động cộng đồng, còn đại đa số không có sự liên hệ với cộng đồng Việt, ngoại trừ đi shopping tình cờ gặp nhau ở chợ Tàu quận 13.
Họ không còn nhiều thói quen ăn đồ Việt.
2.2- Đời sống kinh tế : cộng đồng Việt thứ 1 không còn năng động nữa vì tuổi già sức yếu , mắt kém.
Thế hệ thứ 2, thứ 3 hòa lẫn vào thị trường lao động và kinh tế Pháp.
3- Sự xuất hiện 1 cộng đồng kinh tế Việt rất mới mẻ trên đất Pháp hiện nay
Từ 1995 bắt đầu có nhiều tiểu thương từ Việt Nam, đi đi lại lại Pháp – Việt Nam để buôn bán.
Có không ít Việt kiều tham gia vào họat động kinh tế này.
Hội chợ ở Pháp - Gian hàng Việt - Trái cây xấy khô
Cô gái bán hàng này có thể là 1 cô sinh viên V N du học
Họ mua bán theo các Hội Chợ hoặc Salon tòan nước Pháp.
Đây là 1 cảnh đường chính vào của Hội Chợ Paris
Palais d' Exposition de Bruxelles - Hội chợ triển lãm Bruxelles
Atomium - Belgium
Nước Pháp đứng đầu thế giới về Hội chợ triển lãm mua bán trao đổi và Salon.
Ước tính độ khỏang 800 Foire hoặc Salon tòan nước Pháp hằng năm.
Gian hàng chỉ chừng này thôi, bạn có thể kiếm sống được rồi
Ước tính tổng doanh số sự mua bán trao đổi từ các Hội chợ tòan nước Pháp có thể đến 2,5 tỷ Euro hằng năm.
Thời kỳ đầu, chỉ có 1 số người Việt ở Pháp và 1 số tiểu thương hay nhà sản xuat thủ công từ Việt Nam sang. Chủ yếu họ chỉ là những tiểu thương buôn và sản xuất cá thể, thủ công. Tự sản xuất và tự tiêu thụ.
4- Sự hình thành 1 vài nghành hàng:
Việt Nam không phải là nước công nghiệp, dân Việt không có khả năng sản xuất công nghiệp và cá tính dấu diếm, không muốn cho người khác biết. Thông tin trở nên cục bộ.
Hàng hóa tập trung vào mấy mũi chính như sau:
a - Trà và cây cỏ thảo dược :
Họ lợi dụng 1 số tính năng dược của Nam, Đông dược và phổ biến trà và 1 số các dược thảo khác để hình thành 1 gamme hàng ( product line ).
Product lines bao gồm : giúp bớt táo bón, bớt béo phì, giảm huyết áp, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh dục, khởi phát sinh dục, hạ cholesterol, đau bắp chân, nhức mõi bắp thịt, mát gan , kích thích đi tiểu, ..v..v...... như 1 nghành hàng dược thảo Việt Nam tại Pháp và đã được biết bởi 1 số người Pháp ở Paris và các tỉnh từ độ 15 năm qua.
Hàng trà dược thảo này được chế tạo ở Đà Lạt, Sài Gòn ( Công ty cũ của Bác Sĩ Bùi Kiến Tín, Cong Ty Trà Đà Lạt, Cong Ty Trà Sài Gòn,...) và ở Hà Nội bởi 1 số nhà sản xuất Trà truyền thống.
Người thành công 1 của nghành này hiện có 1 tài sản độ 4 triệu Euros sau 15 năm họat động . Hiện nay thì bị cạnh tranh
giữa người Việt với nhau rất dữ dội.
b- Tranh sơn mài và các sản phẩm mỹ nghệ thủ công như tượng gỗ, tượng Phật, máy bay gỗ, tàu thuyền thế kỹ 17, 18 Tây Phương( hoặc bằng đất nung )
.
c - Quần áo kiểu dạ hội, lễ lạc Á Đông , style rất chinese hay Vietnamese . Liên quan đến nghành may mặc.
5- Có thực sự đây là 1 cộng đồng hay không?
Các Công ty có thể có nguồn gốc Việt Nam hoặc nguồn gốc Pháp.
Phía Tiểu Thương từ Việt Nam
a- Trên nguyẹn tắc các tiểu thương khi trở lại Việt Nam, thời gian của họ là 1 sự chuẩn bị cho họat động của 2 mùa lớn Hội Chợ triển lãm ở Pháp kéo dài từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau và từ tháng 3 đến tháng 6.
b- Chung quanh họ có biết bao công ăn việc làm và nhu cầu cần lao động đặc biệt là người bán hàng và nói được tiếng Pháp là nhu cầu rất chặt chẽ và chuyên nghiệp .
Phía tiểu thương từ ngay bên Pháp
c- Về phía bên Pháp cũng có 1 số Công ty được thành lập cũng với mục đích là bán hàng cho cả năm chủ yếu là các mùa Hội Chợ.
d- Chủ của các nghành hàng là Việt Kiều và lại cũng có nhu cầu lao động và thường họ tuyển các sinh viên du học (Bắc, Trung, Nam) từ Việt Nam hiện theo học ở Paris, Marseille, Angers, Caen, Tours (đa số học nghành thương mại, kế tóan, tiếp thị, quản lý, sinh học, cầu đường, kinh tế, triết học, du lịch, .....)
6- Sự hình thành cộng đồng :
a- Khách quan mà nói, cộng đồng nào có kinh tế sẽ tồn tại lâu dài nhất, hình như đó là 1 quy luật.
b- Sự giao thoa và đụng chạm nhau trong cộng đồng :
. nhu cầu nhà ở, tìm nhà ở,
. tìm và gặp được người yêu nhờ lời qua tiếng lại, tìm vợ, tìm chồng , ly dị, đổ vỡ,
. lương bỗng, tiền bạc, cạnh tranh,trao đổi, hợp tác, bằng cấp, tương lai, sự nghiệp, phát triển, kết hôn, thẻ tạm trú 1 năm, thường trú 10 năm, quốc tịch, mua nhà, thuê nhà.....
c- Chừng này họat động đã đủ hình thành 1 cộng đồng làm cộng đồng khácphải lưu ý.
Hệ quả : là vào cuộc hay đứng bên ngòai.
d- Như đã nói, thế hệ thứ 1 đã gìa yếu.
Do đó vai trò của cộng đồng tiểu thương và 1 số sinh viên quyết tâm muốn ở lại Pháp vô hinh chung đã nhen nhúm 1 cộng đồng , còn rất nhỏ nhưng rất tích cực và cả 1 thế giới Việt thu nhỏ mà Bạn chưa bao giờ chứng kiến.
Kể 1 thí dụ, Bạn sẽ được nghe nhạc Chế Linh ca bài Mười Năm Tình Cũ hay Miên Đức Thắng, Sĩ Phu, Khánh Ly trong 1 Hội Chợ ở Nancy, Pháp.
Hoặc nấu cơm ăn chung và ngồi chồm hỗm, tiếng chén đũa khua nhau kêu lốp cốp, mà thỉnh thỏang người Pháp đi ngang qua nghe được .
Có thể Bạn sẽ mắc cỡ, xấu hổ, nhưng nghẫm nghĩ, nơi đồng quê cỏ nội bên Pháp mà nghe Quang Lê ca bài MƯA ĐÊM TỈNH NHỎ, sao mà nó nhớ những cơn mưa buồn quê tôi Sóc Trăng quá các Bạn ạ.
Đây là tòan cảnh những gì tôi muốn gửi đến các Bạn. Tôi quen và thường đi với 1 ông Bạn thân, nên biết rõ điều này và từng chứng kiến nên hiểu sự tồn tại của nó là tất yếu.
Dù sao, những con cháu Lạc Hồng này, vẵn có đủ khả năng gìn giử và hình thành ít nhất là 1 thời gian cộng đồng đặc thù của mình. Bạn hãy nghe sau đây lời phát biểu khá khách quan của một nhà báo Pháp nói về các thế hệ và cộng đồng Việt ở Pháp như sau : các thế hệ và cộng đồng Việt ở Pháp hòan tòan không có sự " giao thoa" với nhau. Mỗi cộng đồng đều độc lập. Cho đến bao giờ : không ai biết.
Chúc Bạn vui biết về 1 thông tin.
H.
Vết tích Việt trên đất Pháp
Noisy Le Grand
Mời Bạn đến Noisy Le Grand nằm ở phía đông Paris độ 15 kms...
Bạn tìm cách đến 1 shopping center gọi là Arcades Carrefour..
Đến đây Bạn sẽ thấy rất nhiều thế hệ Việt Nam.. nói tiếng Việt và tiếng Pháp....
Nếu Bạn nghe họ nói tiếng Việt thì chắc chắn nhiều phần trăm là họ trên 40 tuổi...
Còn nếu họ nói tiếng Pháp.....đó là con cháu người Việt thế hệ thứ 3.
Chùa Khánh Anh Evry (91)
Về hướng Nam của Paris độ chừng 45 cây số trên con đường rue François Mauriac thuộc thành phố Evry (91) .
Đây là ngôi chùa mà đã 3 thế hệ Việt thường đến mỗi week end, bếp nghi ngúc khói, người người nói chuyện ròn rã.
Chùa Khánh Anh
Làng Mai gần Bordeaux
Lịch sử hình thành Làng Mai ở gần Bordeaux ( ở gần 1 ngôi làng gọi là Sainte Foy-La-Grande, gần Bergerac) khá đặc biệt.
Đây là 1 làng Việt do vị sư Thiền Định lập ra cách đây vài chục năm ....để người Việt và người nước ngòai ( đa số ) đến đây học Thiền mỗi độ vào Hè ấm áp....
Ngày xưa chỉ lưa thưa vài ba căn nhà, bây giờ đã có 3 xóm: Xóm Hạ, Xóm Thượng và Xóm Mới....
Nếu Bạn đến đúng lúc mùa hè nên xem trước lịch trình để vào mà ngồi Thiền với mọi người.
Ở đây Bạn sẽ ăn chay .