Phân ưu
Hội cựu học sinh Hòang Diệu và Đồng Huơng Sóc Trăng Âu Châu báo tin thân mẩu của Quang Minh Sơn ( cựu HS - TH HD 64-71 ) hiện ở Sydney,Úc là :
Cụ Bà : NGUYỄN THỊ NỞ
Mất ngày 01/08/2014 tại Sydney,hưởng thọ ̣93 tuổi.
Lể an táng sẽ cử hành ngày Thứ Năm 07/08/2014.
* * *
Để tưởng nhớ anh Trần Phong
Nghành Y Nha Dược và học trò Hoàng Diệu
( Bài viết không cập nhật những thông tin mới nhất )
Trước năm 1975, sau khi thi đổ Tú tài, tất cả mọi học sinh tất bật tìm cho mình 1 trường để theo học vừa xứng với khả năng học tập, vừa xứng với khả năng tài chính của gia đình.
Sự kiện thường thấy của học sinh Hòang Diệu là khá nhiều người đi học Sư phạm và Nông nghiệp . Có lẽ nó gần gủi với khả năng nhiều người hơn.
Một số rất ít thi vào trường Kỹ thuật Phú Thọ tức Bách khoa ngày nay, 1 số theo đuổi nghề thương mại, hoặc kỹ thuật chuyên nghành nào đó, có thể có Bạn nào đó vào trường Mỹ thuật hoặc Kiến trúc.
Những bạn mà gia đình có khả năng hơn, thì theo các phân khoa như Khoa học, Luật hay Văn khoa ở Sài Gòn hay Cần thơ.
Trước 1975 học sinh Hòang Diệu theo học nghành Y Nha Dược là khá ít, thời đó ở Sài Gòn chỉ có 2 trường: đại học Y khoa Sài Gòn và Y khoa Minh Đức từ 1970.
Vài ba năm thì mới có 1 học trò Hòang Diệu học nghành Y hoặc Dược, nghành Nha lại càng hiếm hoi.
Đại nạn 1975 đã làm đổi đời từng cá nhân một.
Trận phong ba bão táp 1979 và vài năm sau đó không biết bao nhiều người đã bỏ mình trên biển cả, bao nhiêu người gia đình tan tát, bao nhiêu người đến được xứ người định cư và sống phần đời còn lại.
Không ai nói với ai 1 lời.
Cho nên chỉ suy nghĩ và suy diễn để cố gắng mà hiểu.
Mọi chuyện cho đến nay đã 40 năm, vẫn còn hư hư thực thực.
Mờ mờ ảo ảo.
35 năm sau ôn lại chuyện cũ, cuộc sống xứ người và hội nhập làm chúng ta được mở mắt nhìn thấy nhiều điều mới lạ.
Nhân cơ hội, muốn nói đôi lời về nghành Y Nha Dược.
Một nghành cũng chẳng mới mẻ gì.
Người ta hiểu ngắn gọn là nghành đào tạo thầy thuốc.
Dưới đây là tổng quát về nghành đào tạo này, qua đó Bạn có ít thông tin để có thể có ý kiến sau này mà hướng nghiệp con cháu.
Âu cũng là hữu ích, lại không mất tiền.
1 - Bước vào cổng trường Y Nha Dược :
Dù là ở Việt Nam, Úc, Pháp, Đức, Canada hay Hoa Kỳ, người ta
thường nghĩ đến mấy yếu tố : đậu kỳ thi tuyển hoặc chọn lọc, khả năng theo học, khả năng ngọai ngữ, khả năng tài chính và thời gian theo đuổi nghành nầy.
Bài này chỉ chú trọng đến nghành Y vì người viết bài chỉ biết nghành Y.
Từ đó suy diễn ra nghành Nha và Dược cũng tương tự.
Như đã nói, dù là ở nước nào, đa số các trường Y Nha Dược đều chọn công thức tuyển lại.
Vì số ứng viên khá đông.
Họ chỉ lấy chừng 80 , 100 , 150 , 200 hoặc 400 là cùng.
Vì ngân sách và khả năng Ban Giáo Sư giảng huấn có hạn.
Có lẽ do yếu tố này, học sinh Hòang Diệu vào các trường Y Nha Dược không nhiều.
Ở Việt nam trước 1975 trung bình mỗi năm có khỏang 1 người của Hòang Diệu theo học Y. Đây là những năm thuận buồm xuôi gió.
Đa số là 2 năm hoặc có khi đến 7 năm mới có 1 người học Y.
2- Như các Bạn đã biết , chương trình đào tạo Y trên nguyên tắc dù ở nước nào, nó có điểm chung.
Tức là bao gồm :
. 1 số năm đầu về khoa học cơ bản Y tức là khoa học sinh lý của cơ thể con người.
. Và những năm kế tiếp là khoa học bệnh lý ( pathology).
. Sau đó là điều trị, tổng hợp, chẩn đóan bệnh và chế độ nội trú, ngoại trú để có kinh nghiệm điều trị sau này.
Như thế là đã phải mất 6, 7 năm để trở thành « thầy thuốc » tổng quát ( như ở Pháp là 10 năm.... dài lê thê ).
Ngày xưa ở Việt Nam muốn vào Y phải qua 1 Chứng chỉ dự bị khoa học ( APM, PCB, SPCN,... ) được giảng dạy bởi trường Y trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ trường Đại học Khoa Học và sau đó được tuyển lại.
Ở Pháp hiện vẫn giữ chế độ này.
Ở Hoa Kỳ và Canađa họ tuyển những người đã có Củ Nhân Sinh học hoặc 1 chương trình tương đương.
Tóm lại họ muốn 1 sinh viên vào học phải có kiến thuc cơ bản sinh học, không cần phải tổ chức và đào tạo lại mất nhiều thời gian.
3 - Thống kê :
Khoảng 1967 đến 1975 chỉ có 3 người là hoc sinh H D vào Y nhưng 1 người lại bỏ để đi du học Úc ( anh L.H.T./ HD 60-67 ) .
Y khoa Minh Đức là trường Y tư thục cũng có được 4 người.
Sau sóng gió nước non, thế hệ này cuối cùng chỉ có 3 người hành nghề điều trị:
1 ở Úc châu ( M.A.L. / HD 60-67 ) ,
1 ở Hoa Kỳ ( anh Phong / HD 60-67 )
và 1 ở Việt Nam ( N.T.P.. / HD 66-73 )
Ngoài ra có 2 người định cư vùng Bắc Mỹ, nhờ thuận buồm xuôi gió cũng học được nghành Y và hiện nay đang hành nghề.
1 ở Los Angeles chuyện về thẩm mỹ ( A.D.X./ HD 64- 71) ,
1 ở Montréal hành nghề về Da ( D.M.H. cựu học sinh Trần Văn 64-71 - Dermatology ).
Sau năm 1975 có 1 số học sinh H D theo học Y Sài Gòn, Y Cần Thơ.
Cuối cùng được biết có vài ba người hành nghề điều trị là cựu học sinh Hoàng Diệu.
4 - Trận cuồng phong 1979 đưổi dân Việt chạy ra biển khơi tìm cái sống trong cái chết.
Sang 1 đất nước mới.
Luật lệ mới, quy định mới.
Nước Pháp và Hoa Kỳ đã đưa tay đón nhận người tỵ nạn và có chế độ đặc biệt công nhận văn bằng tương đương Y khoa để được cấp giấy phép hành nghề Y trên lãnh thổ của họ.
e- PHẦN DÀNH CHO CÁC BẠN TỐT NGHIỆP Y KHOA Ở VN hoặc NƯỚC KHÁC
( phần bên dưới )
Qua thống kê BLOG , tôi được biết có nhiều bạn Việt Nam ở Do Thái, Brunei, Trung Quốc, Taiwan, Nhật bản, Ba Lan, Tiệp khắc, Nga, Romania, Angola, Brazil,.... thường xem Blog, nên thông tin này sẽ hữu ích cho Bạn đấy.
Nếu bạn hiện là Bác Sĩ điều trị ở 1 quốc gia nào đó trên thế giới hoặc có văn bằng tốt nghiệp Y Khoa ở 1 trường Đại học Y nào đó trên thế giới. Xem thông tin sẽ hữu ích cho Bạn. Nếu muốn sang Hoa Kỳ lập nghiệp.
Điều quan trọng 1 là phải giỏi "nghe + nói+ viết" tiếng Anh trước khi quyết định .
Nếu tất cả sẵn sàng bạn nên liên lạc ngay với Cơ Quan :
Educational Commission for Foreign Medical Graduates (ECFMG)
để hỏi han về ngày thi, chương trình thi, sách vở học ôn thi khỏang 2.000 đến 7.000 US $ , VISA đi thi, đăng ký thực tập bệnh viện. Bạn chỉ cần báo tên tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi học, năm ra trường thì Cơ Quan Educational Commission for Foreign Medical Graduatesse kiểm chứng đựoc Bạn ngay.
Báo Bạn biết trước là kỳ thi cực kỳ chông gai ( tìm hiểu trên Internet ECFMG ).
Kỳ thi trải qua tất cả khỏang 5 giai đoạn (đều bằng tiếng Anh ).
f- Những người Việt nam mới đến Hoa Kỳ hoặc Pháp đã tốt nghiệp Y ở Việt nam hoặc nước khác.......phải thi lại với 1 chương trình đặc biệt qua nhiều giai đoạn cũng giống như chương trình đào tạo đại học nghành Y, chủ yếu là tiếng tăm ( Anh ở Hoa Kỳ hoặc Pháp ).
Những giai đoạn phải trải qua rất gay go (examination).
Từ tiếng tăm, nói viết, đến khoa học cơ bản Y , khoa học bệnh lý Y , điều trị, tổng hợp, chẩn đóan bệnh và chế độ nội trú, ngoại trú.
Hóc búa nhất vẫn là tiếng nói( english - français), kế đến là khoa học cơ bản.
Vì đã học lâu lắm rồi.
Bây giờ nhai lại bài vở cũ thật là khổ sở.
Theo thống kê được biết, có khoảng từ 50 đến 60 % cựu sinh viên tốt nghiệp Y Sài Gòn đạt được giấy phép hành nghề Y sĩ( kể cả Hoa Kỳ và các nước phưong Tạy khác ).
Y Minh Đức độ 20 %.
Để được hành nghề Y sĩ ở Pháp và Hoa Kỳ:
Phải qua 1 kỳ thi lại cực kỳ gian truân và phiền toái.
Ở Hoa Kỳ kỳ thi đó gọi là Educational Commission for Foreign Medical Graduates ( ECFMG) .
Sau đó phải xin phép Chính quyền Tiểu Bang để đựơc hành nghề .
g- Và 1 vấn đề hóc búa nữa là được xướng danh để được vào nội trú , ngoại trú.
h- Bên Pháp ( bạn liên lạc với Bộ Tuơng trợ Xã hội ) thì được gọi là “ Certificat de synthèse clinique et thérapeutique “. Nếu đậu bạn sẽ làm thêm thủ tục để được cấp Nghị Định hành nghề.
i- Ngoài ra còn có 1 huớng nữa là học tiếp đi chuyên về nghiên cứu khoa học bệnh lý “nghiên cứu và giảng dạy” .
j- Học lại từ đầu : khá hiếm hoi vì quá dài đối với 1 người Việt tỵ nạn.
k- Qua thông tin này, các Bạn cần ghi nhận là nghành Y sau khi tốt nghiệp có rất nhiều con đường rộng mở như chuyên khoa , ngoài con đường hành nghề điều trị tổng quát.
Tóm lại dù là xã hội Pháp hay Hoa Kỳ, nhân lực về nghành Y lúc nào cũng cần .
l- Hứong chuyên khoa dành cho người học ở U.S.A. hoặc Pháp : thẩm mỹ, giải phẫu, giải phẫu thần kinh, sản khoa, mắt, tai mũi họng, ung thư, .......…
m - Hướng "cận lâm sàng" :
Khoa học bệnh lý, nghiên cứu cơ bản, về Biocomputing chẳng hạn hiện nay rất cần, lương rất khá.
n- Theo sự hiểu biết, hình như học sinh Hoàng Diệu có khá ít thông tin về nghề này.
Bài này có mục đích thông tin trao đổi giữa cựu học sinh Hoàng Diệu với nhau và nhân dịp để tưởng niệm anh Phong đã rời bỏ chúng ta.
H.
Kính Thầy Cô và các Bạn cựu học sinh Hoàng Diệu thân mến !
Triệu Minh Hùng, một đàn anh gương mẫu thế hệ 64 -71.
Được tin anh Triệu mình Hùng từ trần, trước nhất tôi xin chia buồn đến gia đình anh.
Tôi thật sự xúc động về 1 người anh mà tôi kính trọng từ mấy mươi năm qua.
Thế hệ Hoàng Diệu những năm 1964- 1971, ai cũng đều biết anh Triệu Minh Hùng, 1 học sinh xuất sắc Hòang Diệu.
Anh Hùng, 1 học sinh chăm chỉ học hành, khiêm nhường, hiền lành. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Cần thơ, anh làm việc tốt trong nghành nghề và sống cuộc đời âm thầm của 1 nhà khoa học nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhớ năm xưa...
Nhà anh ở Vũng Thom, mỗi sáng chạy xe ra Sóc Trăng và tôi cùng anh cuốc bộ đến trường Hoàng Diệu.
Kỷ niệm này, tôi không bao giờ quên…… 1 người rất dễ mến, 1 đàn anh gương mẫu trong học tập.....
Bốn mươi năm qua, hoàn toàn không có tin tức về anh.... nhưng lúc nào cũng nhó và kính trọng anh.
Nay anh không còn nữa .....
Đồng môn Hoàng Diệu mất đi 1 người bạn, 1 đàn anh, 1 con chim đầu đàn Hoàng Diệu 64 - 71.
Xin các Bạn 1 khỏanh khắc để nhớ về Triệu Minh Hùng.
Trong tôi, một cảm giác lâng lâng mờ ảo chơi vơi trong cõi mông lung buồn não nuột.........
H. Nguyễn
1965 -1972
Thư chị Liêng từ Cần Thơ
Chào Hồng lâu quá không thấy mail.
Hôm đó đang ở nhà, bỗng có người bạn cùng khóa gọi điện
(Liêng ơi, đi đám tang anh Triệu Minh Hùng).
Liêng nói : Trời! Đừng giỡn vô duyên nghe.
Sực nhớ người bạn nói giọng buồn buồn và không đùa!!!
Liêng trao đổi tin tức, sau đó mới tin.
Lúc trước có mấy người bạn ở Sóc Trăng lên Cần Thơ chơi và gọi anh Hùng đi chung.
Tiệc xong, đi karaokê . Anh Hùng cùng hát.
Thời học sinh đi học thì cù lần .
Gần đây nghe tin anh ấy chữa bệnh ở Sài Gòn.
Liêng cũng có gọi điện hỏi thăm , anh ấy nói khi nào khỏe, sẽ rủ mấy em đi chơi tiếp ! Ai ngờ !
Khi viếng đám tang tại nha` anh ấy ở Cần Thơ, vợ của anh ấy nói
: anh bị tiểu đường, khó thở....đi SG chụp hình, phổi trắng hết 1 bên và phần nữa còn lại.
Khi về C T, lúc tập thể dục, anh ấy gục luôn, ra đi nhẹ nhàng.
Ly Dai Luong
Hồng Nhan và các anh chị học sinh Hoàng Diệu thân mến!
Mấy ngày nay khi nhận được tin anh Triệu Minh Hùng mất, tôi rất buồn vì không nghĩ rằng anh lại ra đi quá sớm.
Anh Hùng là cựu HSHD sau khi tốt nghiệp tú đôi vào Trường ĐH Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp khóa 4 (1971 - 1977). Sau khi tốt nghiệp anh làm việc cho các nông trường thuộc quân khu. Vài năm sau anh làm Giám đốc Meko Mỹ nghệ tại Cần Thơ và sau nữa làm giảng viên cho Trường Đại học Tây Đô.
Tôi thân với anh từ lúc anh đi công tác tại tỉnh Tiền Giang (Mỹ Tho - Định Tường) lúc tôi vừa mới tốt nghiệp khóa 6 (73 - 78) về Ty Nông nghiệp Tiền Giang làm việc. Tại đây anh quen với chị Châu là đồng nghiệp của tôi tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Sài Gòn. Chị Châu gốc người Gò Công Đông. Hai người đã thành hôn sau đó vài năm và chị Châu chuyển về Cần Thơ làm việc tại Sở Y tế. Lúc này tôi cũng chuyển về Cần Thơ và thường gặp anh nhiều hơn vào những ngày cuối tuần. Chia tỉnh năm 1992 tôi về Sóc Trăng ít gặp hẳn. Anh có hai chấu một tra và một gái. Cách đây mấy năm tôi có dự đấm cưới của cháu trai.
Nhớ đến anh vì anh là một đàn anh đáng mến. Tính anh hiền lành, điềm đạm, nói năng từ tốn, cách xử sự và giải quyết công việc lúc nào cũng nhẹ nhàng, thân thiện như bản tính của anh. Dáng người cao lớn, cũng như che chở cho mọi người và thường hay giúp đở người khác. Dường như làm việc ở đâu anh cũng ở vị trí lãnh đạo. Có lẽ vì tính tình đàng hoàng và cách giải quyết công việc thông minh êm đẹp nên ai cũng kính mến anh.
Về Sóc Trăng tối ít gặp lại anh, nay tin anh mất, tôi cững mất đi đàn anh đáng mến.
Xin chia buồn cũng gia đình anh. Chúc hương hồn anh anh bình trong miên viễn.
Thân ái.
Ly Dai Luong